Nền giáo dục có trách nhiệm gì trong cái chết của sinh viên này?

Thu Trang |

Sức ép quá lớn từ việc học hành ở trường và tìm việc làm là những lý do chính khiến ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Trung Quốc tìm tới cái chết.

Là sinh viên loại A, chuẩn bị tốt nghiệp một trường đại học danh giá ở Trung Quốc mà đã được một ngân hàng lớn nhận vào làm, có người yêu, gia đình và bạn bè luôn yêu thương, cuộc sống của Sun Tengxiao là niềm ao ước và ghen tị của nhiều bạn bè đồng trang lứa.

Thế nhưng, lời trăn trối cuối cùng cậu sinh viên “hoàn hảo” để lại sau khi bất ngờ nhảy từ tòa nhà kí túc xá đại học xuống vào thời điểm trước Giáng sinh đã làm nhiều người choáng váng:

“Phải sống thực sự là đau khổ, tôi không muốn làm tổn thương gia đình mình thêm phút giây nào nữa”.


Những gì Sun có đang là niềm ao ước và ghen tị của nhiều bạn bè đồng trang lứa.

Những gì Sun có đang là niềm ao ước và ghen tị của nhiều bạn bè đồng trang lứa.

Nhìn từ bên ngoài, ai cũng nghĩ mọi thứ quá hoàn hảo với cậu sinh này nhưng bên trong, Sun đã phải chịu đựng bệnh trầm cảm trong nhiều tháng trời mà không ai hay biết.

Sun thường đứng đầu lớp và đáng lẽ ra sẽ tốt nghiệp vào mùa xuân năm 2015 nhưng năm ngoái vì kì thực tập không như ý nên luận văn của cậu bị đánh trượt và sang năm mới tốt nghiệp được.

Khoảng hơn 2 tháng sau, Sun phải trải qua một giai đoạn trầm cảm với các triệu chứng mệt mỏi triền miên và mất ngủ. Trong suốt thời gian đó, mẹ Sun luôn ở bên và động viên con trai.

Sau liệu trình điều trị kết hợp thuốc và các liệu pháp tâm lý, bệnh tình của Sun có vẻ thuyên giảm.


Sau khi bị trượt tốt nghiệp, Sun rơi vào trầm cảm và phải điều trị tâm lý.

Sau khi bị trượt tốt nghiệp, Sun rơi vào trầm cảm và phải điều trị tâm lý.

Chàng trai trẻ nộp lại luận văn vào tháng 11 và giành được một chỗ làm trong một ngân hàng lớn. Sun cũng chia sẻ với bạn gái, Xiaoqing, là anh hi vọng có thể tìm được một công việc bán thời gian để trang trải sinh hoạt phí trước khi bắt đầu công việc tại ngân hàng.

Thế nhưng, thần chết đã đến đưa Sun đi một cách quá bất ngờ.

Sau cái chết của bạn trai, Xiaoqing chắc hẳn đã sống trong dằn vặt và hối hận khi để lại những dòng sau trong đám tang người mà mình yêu thương: “Em ngày đêm hối hận, em tự trách mình, nhưng sao anh ra đi mà không ai biết anh đã từng đau khổ như thế?”.

Cái chết của chàng sinh viên sắp tốt nghiệp đã trở thành đề tài tranh luận nóng hổi trên mạng xã hội Sina Weibo (giống như Twitter của Trung Quốc).

Nhiều người đặt câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm với cái chết của Sun. Trong khi một số người cho rằng chính Sun phải có trách nhiệm với chính bản thân mình thì nhiều người khác lại nhìn nhận vấn đề một cách vĩ mô hơn.

Đó là vấn đề liên quan tới nền giáo dục của Trung Quốc.


Áp lực học đường là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều học sinh, sinh viên tìm đến cái chết.

Áp lực học đường là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều học sinh, sinh viên tìm đến cái chết.

“Cuộc sống quý giá do cha mẹ ban cho, liệu trước khi nhảy xuống kết liễu đời mình, bạn đã suy nghĩ chút nào cho cha mẹ mình chưa?” @Minoz-zhangpp.

“Giáo viên không nên chỉ tập trung vào chuyên môn mà nên để ý đến sức khỏe tinh thần của sinh viên; đã có quá nhiều sinh viên mất mạng chỉ vì sự thờ ơ này”, @woshiyinbaobao.

“Rất nhiều người giỏi giang dễ dàng bị gục ngã trước một thất bại nhỏ, và đó là điểm yếu chết người của nền giáo dục nặng về thi cử như Trung Quốc”, @Lily.

Sun không phải là trường hợp đặc biệt. Hai tuần trước, xác ba thanh niên được tìm thấy trong một căn nhà trọ ở thành phố Zhengzhou, Trung Quốc. Vụ án về sau được xác định là một vụ tự tử được tính toán từ trước.


Số lượng thanh niên tự tử ngày càng tăng đã phơi bày thực trạng của nền giáo dục nặng về thi cử của Trung Quốc.

Số lượng thanh niên tự tử ngày càng tăng đã phơi bày thực trạng của nền giáo dục nặng về thi cử của Trung Quốc.

Theo một báo cáo mới đây do Trung tâm Nghiên cứu và Phòng chống Tự tử Bắc Kinh công bố, tự tử đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở người Trung Quốc trong độ tuổi từ 15 tới 34.

Số lượng vụ tự tử trong lớp thanh niên được cho là “có tiền đồ” đã phơi bày thực trạng trước đây bị che giấu của nền giáo dục Trung Quốc.

Học sinh nhảy qua cửa sổ tự tử.

Zhu Jun, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý thuộc Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Jinan cho hay thế hệ trẻ, phần lớn trong số đó là con một, không được dạy cách đương đầu với các áp lực trong cuộc sống.

Theo Zhu, vấn đề này thường bị coi thường và bỏ qua trong học đường nói riêng và trong xã hội nói chung. Nếu được quan tâm hơn có lẽ nhiều thanh niên đã không phải bỏ mạng vì stress.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại