Vị vua "yếu ớt" và sự đánh đổi đầy toan tính của Võ Tắc Thiên

Nguyễn Nhung |

Cuồng tín vào “thần dược”, đường Cao Tông Lý Trị đã chết vị trúng độc, tạo điều kiện thuận lợi cho Võ Tắc Thiên lên trị vì thiên hạ.

Đường Cao Tông Lý Trị là vị vua thứ 3 của Đường triều, là con thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân và là chồng của Võ Tắc Thiên. Ông tại vị trong vòng 34 năm.

Tuy nhiên, Lý Trị là vị vua không khỏe mạnh. Trong cuốn thứ 6 của tập “Cựu Đường thư – Cao Tông bản ký” có ghi chép: “Hoàng đế kể từ khi lấy niên hiệu Hiển Khánh trong người đã nhiều tật bệnh, các quần thần tấu sự, mọi việc hoàng hậu đều thay vua quyết định”.

Hiển Khánh là niên hiệu của Lý Trị, được sử dụng từ năm 656. Vì vậy, dân chúng có câu: “Cao Tông là Thiên Hoàng, Tắc Thiên là Thiên Hậu” và gọi là “Nhị thánh” trong cung.

Hai chữ “Tắc Thiên” có nghĩa: “Tắc” là phép tắc, tức pháp luật. “Thiên” là trời, tức Võ Tắc Thiên là người “thay trời hành đạo”.

Năm 683, vì những thang thần dược, Lý Trị đã trúng độc qua đời. Trên thực tế, vị vua này nắm thực quyền chỉ được 7 năm, 27 năm còn lại, việc triều chính đều do Võ Tắc Thiên một tay điều hành.

Chính điều này đã hun đúc, tạo điều kiện để giấc mộng xưng đế của người phụ nữ họ Võ trở nên mạnh mẽ.


Tranh vẽ Đường Cao Tông Lý Trị.

Tranh vẽ Đường Cao Tông Lý Trị.

Để chữa khỏi căn bệnh choáng đầu cho mình, gia tăng tuổi thọ, Lý Trị vô cùng cuồng tín vào cái gọi là thuốc trường sinh. Ông ra lệnh tìm kiếm các đạo sĩ từ khắp nơi trên cả nước, cùng hợp sức luyện Hoàng Bạch (tên gọi khác của đơn dược, thuốc tiên).

Những đạo sĩ có tiếng khi đó như Tôn Tư Mạc, Diệp Pháp Thiện đều được Hoàng đế vời vào cung để hỏi về thuốc thang.

Sử sách từng ghi chép, có thời điểm Lý Trị cùng lúc mời đến hơn 100 đạo sĩ vào cung. Trong vòng 23 năm, số tiền tiêu vào việc luyện thần dược lên đến hàng nghìn vạn quan tiền.

Cuốn thứ 191 của tập “Cựu Đường thư – Cao Tông bản ký” ghi rằng, Diệp Pháp Thiện khi đó đã nói với Lý Trị rằng:

“Kim đơn (thần dược) không dễ gì có được, không nên lãng phí tiền của mà nghe theo những lời ba hoa, khoa trương của các đạo sĩ. Hoàng đế cần phải quan sát, đánh giá xem họ có thực sự là người có công phu hay không”.

Nghe theo lời Diệp Pháp Thiện, Lý Trị liền ủy thác cho đạo sĩ này “phỏng vấn” những đạo sĩ trong thiên hạ được vời vào cung. Kết quả là, có đến hơn 90 người chỉ là “hàng rởm”, ngay lập tức bị tống cổ khỏi triều đình.

Về sau, Đường Cao Tông tiếp tục mời một số pháp sư luyện linh đan thần dược có tiếng khi đó là Phan Sư Chính, Lưu Đạo Hợp… vào cung. Những người này đều là ẩn sĩ, thậm chí Lưu Đạo Hợp còn có cả khả năng “ngăn mưa”.

Có một lần, Lý Trị hạ lệnh cho người biểu diễn nghệ thuật trước điện Nghi Loan, không ngờ, buổi biển diễn vừa bắt đầu, trời liên đổ mưa không ngớt. Ngay lập tức, Hoàng đế Đường triều lệnh cho Lưu Đạo Hợp làm phép, ngăn mưa, kết quả ai nhìn thây cũng phải nể phục.

Vì sao Lý Trị không thể trường sinh?

Cuốn 192 của tập “Cựu Đường thư – Cao Tông bản ký” có ghi chép lại: “Cao Tông Lý Trị lại lệnh cho Đạo Hợp luyện linh đan, linh đan sau khi luyện thành đã dâng lên Hoàng đế”.


Những ghi chép lịch sử về cuộc đời vị vua thứ 3 của Đường triều đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim dã sử. Tất nhiên trong đó, không thể thiếu sự xuất hiện của Võ hậu Võ Tắc Thiên.

Những ghi chép lịch sử về cuộc đời vị vua thứ 3 của Đường triều đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim dã sử. Tất nhiên trong đó, không thể thiếu sự xuất hiện của Võ hậu Võ Tắc Thiên.

Năm 670, đạo sĩ Lưu Đạo Hợp qua đời. Về sau, trong khi di dời phần mộ của ông ta, các đệ tử đã mở lắp quan tài và phát hiện bên thi thể của Lưu Đạo Hợp chỉ là một lớp da không, giống như hiện tượng lột xác ở ve sầu.

Mọi người đều cho rằng, đây là hiện tượng thi thể bị phân giải sau khi đạo sĩ này thành tiên. Lý Trị nghe vậy không vui, nói rằng “Lưu đại sư luyện thần dược cho ta, lại tự ý dùng mà thành tiên rồi”.

Vì cho là Lưu Đạo Hợp đã thành tiên nên Lý Trị càng tin tưởng vào hiệu quả của những liều thuốc tiên được các đạo sĩ dâng lên, gia tăng liều lượng dùng hằng ngày.

Tuy nhiên, vị Hoàng đế này không hề biết rằng, cách làm phi khoa học đã khiến ông trúng độc cấp tính, không thể cứu vãn được tính mạng. Ông chết tại Đông Đô Lạc Dương, khi đó mới 56 tuổi.

Trước khi qua đời, Lý Trị vẫn hy vọng bản thân có thể sống thêm một thời gian nữa, ít nhất là 2 tháng để kịp trở về thành Trường An. Nhưng hy vọng đó, không ai có thể giúp Đường Cao Tông biến nó thành sự thật.

“Nhờ” người chồng có bệnh, ốm đau triền miên, Võ Tắc Thiên đã sớm tham gian tiếp quản việc đại sự trong thiên hạ.

Và khi Lý Trị qua đời, tham vọng xưng đế quá lớn trong người phụ nữ này khiến bà không dễ gì từ bỏ cơ hội vàng. Đây phải chăng chính là những đòn bẩy thuận lợi, đưa Võ Tắc Thiên trở thành nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại