Bất ngờ với khách hàng đầu tiên của S-400

Tuấn Vũ |

Dù theo đuổi thương vụ S-400 với Nga nhiều năm nay nhưng Trung Quốc không phải là khách hàng đầu tiên sở hữu loại tên lửa này.

Thông tin mới nhất vừa được truyền thông Algeria công bố, quốc gia châu Phi này đã sở hữu hệ thống phòng không S-400 do Nga cung cấp. Nguồn tin cho biết, bản hợp đồng cung cấp S-400 được Nga và Algeria ký kết một năm trước.

Hình ảnh được công bố cho thấy, hệ thống xe vận chuyển S-400 được che phủ bằng tấm bạt lớn, và “bức ảnh đã được chụp hồi đầu năm 2015 tại buổi kiểm tra và bàn giao vũ khí” của nước này.

Cùng ngày, website quân sự của Nga đăng tải thông tin cho biết, từ năm 2003, lực lượng vũ trang Algeria đã sở hữu 3 trung đoàn trang bị hệ thống tên lửa chống máy bay S-300PMU2, được bố trí phía Bắc Algeria, khu vực biên giới Morocco và khu vực bờ biển.

Bat ngo voi khach hang dau tien cua S-400

Hình ảnh hệ thống phòng thủ S-400 được truyền thông Algeria công bố.

“Việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 sẽ giúp Algeria tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa hơn”, nguồn tin cho biết.

Nếu thông tin trên là chính xác, Algeria là quốc gia đầu tiên sở hữu hệ thống phòng không S-400 lừng danh, sau quân đội Nga chứ không phải là Trung Quốc.

Không chỉ có S-400, theo nhận định từ trang mạng Secretdifa3 của Algeria, trong thời gian tới đây, nước này có thể còn được tiếp nhận loạt vũ khí khủng từ Nga do những bản hợp đồng được hai bên "âm thầm" ký kết hơn một năm trước.

Theo nguồn tin này, Algeria đã mua hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động Tor. Các tổ hợp Tor có nhiệm vụ bảo vệ các trận địa S-400 chống vũ khí có độ chính xác cao, cũng như các mục tiêu quốc gia trọng yếu.

Trong lĩnh vực Không quân, Algeria mua từ 2 - 4 phi đội máy bay ném bom Su-34, mua 3 phi đội trực thăng Mi-28 mới và có thể là cả máy bay huấn luyện chiến đấu tiên Yak-130.

Toàn bộ số trang thiết bị không quân này sẽ được huy động để đánh các nhóm khủng bố ở phía Nam quốc gia này.

Lục quân Algeria có thể đã mua đến 180 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SM. Thêm vào đó việc mua xe chiến đấu yểm trợ xe tăng BMPT cũng đang được xem xét.

Ngoài ra, Hải quân Algeria quan tâm đến tàu ngầm và tàu hộ vệ Project 20380. Về tàu ngầm thì khó đưa ra điều gì rõ rệt vì tàu ngầm Đức đang có ưu thế trên thị trường.

Còn lại, tàu hộ tống Project 20380 đang có trong biên chế của Hải quân Nga được coi là tốt nhất trong các tàu chiến cùng loại.

Để bảo vệ bờ biển, Algeria cũng đang cân nhắc mua các tổ hợp tên lửa chống tàu triển khai trên bờ K-300P Bastion-P.

Nếu như vậy, Algeria sẽ trở thành một thế lực địa chính trị đáng gờm, bởi vì nước này có thể hoàn toàn ngăn chặn eo biển Gibraltar và khống chế phần phía Tây Địa Trung hải.

Về mặt lịch sử Algeria liên quan chặt chẽ với Pháp, và hiện tại họ là các đồng minh kinh tế và phần nào đó đồng minh về chính trị.

Tuy vậy Algeria ưu tiên mua một phần lớn vũ khí của Nga. Vũ khí của Nga rẻ hơn của Pháp, ở mức độ các mẫu tốt nhất thế giới và không kèm theo điều kiện chính trị.

Hiện nay, Algeria trở thành một trong những khách hàng chủ yếu mua vũ khí Nga. Trong khi Trung Quốc giảm mạnh việc mua vũ khí, Ấn Độ cũng không hề tăng lượng mua thì Algeria lại trở thành khách hàng lớn của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại