Vụ Rafale: Ấn chợt phũ phàng khi Nga tràn niềm tin thế chỗ Pháp

Nhật Minh |

Tư lệnh Không quân Ấn Độ Arup Raha tuyên bố, các chiến đấu cơ Sukhoi (Nga) không thể thay thế cho Rafale do khả năng của 2 loại máy bay khác nhau.

Tuyên bố của ông Raha được đưa ra trong cuộc họp báo hôm 19/2 tại triển lãm hàng không Ấn Độ (Aero India 2015), giữa lúc có nhiều thông tin rằng các cuộc đàm phán mua máy bay chiến đấu Rafale (Pháp) sắp thất bại.

“Có một số yêu cầu khác nhau giữa MMRCA (chương trình máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng trung của Không quân Ấn Độ) và Su-30. Chúng có những khả năng riêng. Chúng bổ sung cho nhau nhưng không thể thay thế nhau” - ông Raha cho hay.

Thừa nhận rằng các máy bay chiến đấu kỳ cựu trong lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) cần được nhanh chóng thay thế, ông Raha cho rằng Ấn Độ cần MMRCA “trong thời gian nhanh nhất có thể”.

%20%28Indian%20Air%20Force%20chiefArupRahatoday%20ruled%20out%20buying%20of%20more%20RussianSU-30sin%20place%20of%20FrenchRafalejets%20saying%20the%20two%20aircraft%20complement%20each%20other%20but%20do%20not%20replace%20the%20other%29

Tư lệnh Không quân Ấn Độ Arup Raha. Ảnh: The Economic Times

"Chúng tôi cần MMRCA. Tôi không nói đó là Rafale, nhưng chúng tôi cần MMRCA trong thời gian nhanh nhất cho thể" - ông Raha nói.

Khi được hỏi liệu có kế hoạch B hay không, ông Raha cho biết không có phương án thay thế nào dành cho IAF, ngoài chương trình MMRCA.

Bên cạnh đó, Raha cũng thừa nhận rằng khả năng của IAF đang bị ảnh hưởng bởi những trì hoãn trong chương trình tiêm kích thế hệ năm FGFA với Nga và chương trình tiêm kích nội địa Tejas.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết, nước này có thể mua thêm máy bay chiến đấu Sukhoi từ Nga nếu thương vụ Rafale đổ vỡ.

Theo gói thầu MMRCA, Ấn Độ sẽ mua 126 máy bay chiến đấu, với 18 chiếc nhập khẩu trực tiếp và số còn lại do công ty HAL của Ấn Độ sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ.

Ba năm trước, hãng Dassault (Pháp) được đưa vào danh sách đơn vị chào giá thầu thấp nhất, tuy nhiên, cả 2 phía vẫn có những bất đồng liên quan tới vấn đề bảo đảm việc chế tạo máy bay Rafale tại cơ sở của HAL.

Bên cạnh đó, mức giá đã tăng hơn 2 lần, lên tới trên 20 tỷ USD, bao gồm phí chuyển giao công nghệ và chi phí gia tăng do lạm phát/tác động bên ngoài.

Hôm 18/2, ông Parrikar cho biết, Ấn Độ sẽ quyết định số phận của thỏa thuận với Pháp sau khi Ủy ban đàm phán hợp đồng (CNC) của nước này đệ trình báo cáo vào tháng 3 tới.

Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian với nhiệm vụ khó khăn là phải thuyết phục Ấn Độ mua Rafale

Bộ trưởng Jean-Yves Le Drian với nhiệm vụ khó khăn là phải thuyết phục Ấn Độ mua Rafale. Ảnh: IHS Jane's

Về phần mình, Pháp tỏ ra không từ bỏ hy vọng dù đứng trước nguy cơ thất bại lớn.

Tờ Times of India đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian sẽ tới Ấn Độ vào hôm nay (23/2) nhằm cứu vãn thỏa thuận đang trục trặc xung quanh thương vụ Rafale.

Trong khi đó, Nga tiếp tục tỏ ra rất lạc quan về khả năng cung cấp các máy bay Su-30MKI cho Ấn Độ.

Hãng tin Sputnik cho hay, cả 2 loại máy bay (Rafale và Su-30MKI) đều được trưng bày tại triển Aero India 2015 ở Bangalore.

Tuy nhiên, trên thực tế, các máy bay chiến đấu Su-30MKI đã được sản xuất tại Ấn Độ từ những năm 2000. Điều này mang lại cho máy bay Nga một lợi thế rõ rệt.

Thêm vào đó, Su-30MKI lại đáng tin cậy hơn và có giá thành rẻ hơn.

Mối quan hệ hợp tác quân sự lâu năm giữa Nga và Ấn Độ cũng là một trong những yếu tố quyết định.

Trái ngược với tuyên bố của ông Raha, Sputnik cho biết Nga và Ấn Độ đang dự định ký kết hợp đồng tiêm kích FGFA được phát triển dựa trên tàng hình cơ Sukhoi T-50.

Sputnik cho rằng việc Dassault từ chối chịu trách nhiệm cho những máy bay Rafale sản xuất tại cơ sở của HAL đã khiến Ấn Độ giận dữ.

Sự tức giận của Ấn Độ càng tăng tiến khi Pháp từ chối chuyển giao 2 tàu đổ bộ chở trực thăng cho Hải quân Nga.

Theo Sputnik, chính sự trì hoãn của Pháp trong thương vụ Mistral đã góp phần đưa Ấn Độ đến quyết định tìm kiếm những đối tác khác để đáp ứng nhu cầu nâng cấp thiết bị quân sự.

Sputnik cho rằng, đàm phán thất bại trong thương vụ Rafale sẽ là một sự bẽ mặt rất lớn đối với chính phủ Pháp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại