Nga phải ra tối hậu thư cho Pháp vụ giao tàu Mistral

Nga đã có vẻ rất sốt ruột trước thái độ lừng khừng của Pháp trong vụ giao tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.

Đây là thời điểm Pháp cần thể hiện sự quyết tâm của mình về vấn đề tàu chở trực thăng Mistral, ông Lukashevich cho biết. "Đã có quá nhiều thông báo từ Bộ quốc phòng Pháp và Bộ ngoại giao Pháp về vụ tàu Mistral, nhưng hợp đồng đã ký thì cần phải được thực hiện", ông Lukashevich nói. "Một khoản tiền đã được Nga trả cho Pháp để thực hiện hợp đồng này".

Vì sao Nga đóng được tàu như Mistral mà vẫn cố mua của Pháp? Vì sao Nga đóng được tàu như Mistral mà vẫn cố mua của Pháp?

Nhân sự kiện 400 thủy thủ Nga tới Pháp tham gia khóa đào tạo vận hành tàu Mistral, đài RFI (Pháp) đăng bài viết điểm lại vì sao tàu Mistral có thể chinh phục người Nga.

"Nếu phía Pháp có lựa chọn mới, không cần phải dùng đến việc lời qua tiếng lại. Pháp nên làm theo đúng suy nghĩ của mình. Vào mùa hè, họ đã có một số tuyên bố còn giờ thì lại nói khác. Còn nếu Pháp chọn không (giao tàu), tiền phải trả lại cho nước Nga".

Ông Lukashevich đòi Pháp phải rõ ràng
Ông Lukashevich đòi Pháp phải rõ ràng

Vào tháng 6.2011, Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 1,6 tỉ USD để Pháp đóng hai tàu lớp Mistral và chuyển giao công nghệ cho Nga. Chiếc đầu tiên có tên Vladivostok được dự kiến ​chuyển đến Nga vào cuối năm nay và chiếc thứ hai có tên Sevastopol sẽ được hoàn thành vào năm 2015.

Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố Paris có thể hủy việc giao tàu cho Nga nếu khủng hoảng tại Ukraine tiếp diễn. Điện Kremlin đã cảnh báo điện Elysee rằng nếu không hoàn thành hợp đồng, Pháp sẽ phải bồi thường lớn cho Nga. Do vậy, Pháp không đả động thêm việc này và vẫn tích cực huấn luyện thủy thủ Nga sử dụng tàu Mistral.

Đến đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Lầu 5 góc đã cho biết: "Quyết định (giao tàu) sẽ được đưa ra tại thời điểm chuyển giao. Nó sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 10 (hoặc) đầu tháng 11".

Chính thái độ lấp lửng của Pháp khiến Nga hết sức khó chịu và họ ra tối hậu thư muốn Pháp quyết định dứt khoát để dễ bề xử lý mọi việc. Trong trường hợp Pháp không tôn trọng hợp đồng thì Paris sẽ phải trả tiền cọc cho Nga đồng thời chịu khoản phạt rất lớn vì phá ngang hợp đồng. Ngoài ra, tàu Mistral đã đóng xong cũng phải phá bỏ để trả Nga phần đuôi do Nga đóng.

Nhưng thiệt hại nặng nhất cho Pháp vẫn là uy tín trong nền công nghiệp quốc phòng. Các chuyên gia trong nước đã cảnh báo điện Elysee sẽ phải trả giá đắt nếu không tôn hợp đồng vũ khí với Nga. Các bạn hàng vũ khí sẽ quay lưng với Pháp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại