[VIDEO] Những vụ tai nạn nhớ đời của các chiến đấu cơ lên thẳng

Nhật Huy |

(Soha.vn)-Chiến đấu cơ cất cánh thẳng đứng luôn gây ấn tượng mạnh nhưng cái giá phải trả cho khả năng này là nguy cơ tai nạn cao hơn so với các loại chiến cơ phản lực thông thường.

Theo thống kê thì Harrier có tỷ lệ tai nạn cao gấp gần 4 lần so với F-18.

Đoạn clip dưới đây quay lại một trong những vụ tai nạn đầu tiên của Harrier khi nó đang trong quá trình phát triển. Máy bay rơi ngay khi vừa cất cánh, và đã lấy đi mạng sống của viên phi công.

 

Clip dưới đây là một vụ tai nạn khác của Harrier tại triển lãm hàng không Lowestoft năm 2002. Nguyên nhân được cho là do phi công thao tác sai khi điều khiển ống phản lực chính hướng xuống dưới. May mắn là người này kịp phóng ra ngoài trước khi chiếc Harrier lao xuống biển.

 

Đoạn clip dưới đây là về một vụ tai nạn hy hữu liên quan đến Harrier vào năm 1983. Một chiếc Sea Harrier, phiên bản dành riêng cho hải quân Anh, khi đang trong 1 phi vụ đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một tàu hàng treo cờ Tây Ban Nha ngay giữa biển. Hệ thống liên lạc và định vị có gặp vấn đề khiến cho phi công lạc đường và cạn nhiên liệu.

 

Dưới đây là cận cảnh một vụ tai nạn khác của Harrier tại Kandahar, Afghanistan. Viên phi công cố gắng đưa máy bay tránh khỏi những máy bay khác đang đậu trên đường băng trước khi phóng ra ngoài.

 

Yak-38 là máy bay phản lực lên thẳng duy nhất của Liên Xô được đưa vào sử dụng. Khác với Harrier hay F-35, chỉ có 1 động cơ phản lực, Yak-38 có 3 động cơ phản lực. Trong clip dưới đây, 2 chiếc Yak-38 đang thực hiện một bài bay biểu diễn ở độ cao thấp thì 1 chiếc gặp vấn đề về động cơ và bị rơi.

 

Dưới đây là hình ảnh một chiếc Yak-38 khác bị rơi khi đang cất cánh từ tàu sân bay.

 

Yak-41 là thế hệ tiếp theo của Yak-38, với mục tiêu là trở thành chiến đấu cơ cất cánh thẳng đứng có thể đạt tốc độ siêu âm đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên chương trình này bị hủy do thiếu kinh phí. Tai nạn trong đoạn clip dưới đây xảy ra trong quá trình thử nghiệm, khi 1 chiếc Yak-41 hạ cánh quá nhanh xuống boong tàu sân bay ‘Đô đốc Gorshkov’ khiến càng đáp của máy bay xuyên thủng thùng nhiên liệu. Viên phi công phóng ra ngoài thành công và đáp xuống biển sau đó.

 

Trong vụ các nhân viên sứ quán Mỹ tại Iran bị bắt làm con tin sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, quân đội Mỹ từng tính đến phương án đưa lực lượng đặc nhiệm vào và đưa con tin ra bằng máy bay vận tải C-130. Một sân bóng đá gần đại sứ quán sẽ được dùng làm nơi cất và hạ cánh.

Nhưng tất nhiên là sân bóng có chiều dài ngắn hơn nhiều so với đường băng cần thiết cho C-130. Do đó các kỹ sư đã có một quyết định táo bạo và liều lĩnh, đó là gắn thêm các động cơ tên lửa đẩy xung quanh 3 chiếc C-130 thông thường, cho phép chúng cất và hạ cánh với chiều dài đường băng ngắn hơn nhiều so với thông thường.

Mỗi máy bay được gắn 30 tên lửa đẩy theo nhiều hướng khác nhau. Tuy một vụ tai nạn trong quá trình huấn luyện đã khiến kế hoạch này bị bác bỏ. Nguyên nhân là do phi công đã kích hoạt động cơ tên lửa dùng để hãm quá sớm, khiến máy bay mất lực nâng và đập xuống đường băng. May mắn là không có ai thiệt mạng.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại