Kỹ năng đối phó của lính Mỹ khi rơi vào tay địch

Đối với những chuyên gia tình báo quân đội, những tù binh chiến tranh là các mỏ vàng.

Đối với bất kỳ một lính Mỹ nào, việc bị bắt làm tù binh cũng bị coi là tình cảnh tồi tệ nhất.

Chết là một kết cục nhanh chóng, bị thương thì có thể được đưa về tuyến sau, tuy nhiên nếu bị bắt giữ, lính Mỹ sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ như tra tấn, nhồi sọ tẩy não hay bị phơi bày trước truyền thông như thành quả chiến thắng của đối phương. Vì điều này, binh sĩ của họ luôn được huấn luyện khả năng đối phó với trường hợp bị bắt làm tù binh ở mức cao nhất.

Là đội quân thiện chiến và chuyên nghiệp bậc nhất thế giới, lẽ dĩ nhiên Quân đội Mỹ cũng đã chuẩn bị trước cho binh lính của họ những hướng dẫn chi tiết nhất về kỹ thuật tránh bị bắt giữ làm tù binh và làm thế nào để sống sót, bảo vệ bí mật và trốn thoát sau khi bị bắt giữ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tránh né ngắn hạn

Một quân nhân Mỹ được dạy phải thực hiện các kỹ thuật tránh né ngắn hạn nếu như đội của họ đang tạm thời bị tách rời và mất liên lạc với lực lượng chính.

Điều này có thể xảy ra khá thường xuyên trong các chuyến tuần tra, đặc biệt là tuần tra tầm xa (thường được gọi với thuật ngữ LURPS trong quân đội Mỹ).

Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được khuyến cáo là bỏ mũ sắt trước khi đầu hàng để được đối xử tốt hơn.

Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ được khuyến cáo là bỏ mũ sắt trước khi đầu hàng để được đối xử tốt hơn.

Khi người lính bị tách ra khỏi lực lượng chính, kỹ năng sống sót cơ bản và tìm đường là những yếu tố sống còn. Chừng nào họ biết đích xác vị trí của mình cũng như điểm đến tiếp theo, chừng đó mạng sống của họ còn được đảm bảo.

Ngoài ra, các kỹ năng khác như khả năng di chuyển qua các vùng đồng bằng, thành phố sẽ giúp họ nhanh thoát khỏi tình cảnh khó khăn.

Sau tránh né ngắn hạn, khi gặp lại đơn vị mình, lính Mỹ cũng phải thực hiện những yếu lĩnh cơ bản:

1. Chọn vị trí ở gần tiền tuyến sẽ có nhiều cơ hội gặp lại đơn vị.

2. Luôn quan sát và bình tĩnh chờ đợi những nhóm tuần tra của quân mình.

3. Hãy để cho đơn vị đi về phía mình, không chủ động chạy về phía họ.

4. Không được để lộ vị trí của mình hay của nhóm tuần tra đồng minh cho đối phương biết.

5. Chuẩn bị sẵn cờ trắng.

6. Hô to khẩu lệnh bí mật.

7. Đừng làm gì ngu ngốc. Đơn vị đồng minh có thể sẽ nghĩ bạn là đối phương đang dùng kế trà trộn, do đó hãy bình tĩnh chứng minh nhân thân.

Tránh né lâu dài

Rất ít người lính sẽ phải tránh né lực lượng đối phương trong thời gian dài hay phải di chuyển một quãng đường cực kỳ xa trong khu vực của đối phương.

Những trường hợp phải thực hiện kỹ thuật tránh né lâu dài thường là tổ lái máy bay bị bắn hạ hay các tù binh chiến tranh trốn thoát, hãn hữu là một vài trường hợp tổ tuần tra bị điều đi quá xa trong khi tình thế chiến tranh thay đổi nhanh.

Trong trường hợp này, người lính cần phải cố gắng bình tĩnh và thư giãn. Nỗi sợ hãi và căng thẳng sẽ khiến họ mặc thêm sai lầm.

Trong tình cảnh tránh né lâu dài, thời gian không phải là kẻ thù của họ vì mục đích của họ là chỉ cần về được với đơn vị, không nhất thiết là phải mất bao nhiêu thời gian, kể cả nhiều tuần hay nhiều tháng, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Lính Mỹ luôn được khuyến cáo đầu hàng nếu ở trong tình trạng đơn độc và không có vũ khí.

Lính Mỹ luôn được khuyến cáo đầu hàng nếu ở trong tình trạng đơn độc và không có vũ khí.

Theo các bộ luật của Mỹ, một binh sĩ phải cố gắng bằng tất cả mọi cách để trở về đơn vị mình. Nếu anh ta bị bắt giữ, sứ mệnh của anh ta là phải trốn thoát (có rất ít người làm được điều này).

Việc bị bắt lại sẽ khiến trốn thoát lần sau khó khăn hơn nhiều, do đó, người lính phải thực hiện tất cả mọi thủ thuật về ngụy trang, lẩn trốn để tránh khỏi tai mắt của đối phương.

Luôn phải tự thân vận động

Trong hoàn cảnh phải tránh né đối phương, người lính chỉ được tin tưởng vào chính bản thân mình, họ không được phép tin tưởng những người dân xung quanh trừ khi bắt buộc phải làm vậy.

Quân đội Mỹ là quân đội viễn chinh, do đó lính Mỹ có thể sẽ phải rơi vào những vùng có phong tục hoàn toàn khác so với họ. Những cử chỉ thân thiện trong văn hóa Mỹ có thể lại là những tín hiệu thù địch đối với người dân xung quanh.

Việc đóng giả thành dân địa phương là một trong những ý tưởng tồi tệ nhất. Ngay cả khi ngoại hình và trang phục của người lính giống như người bản địa thì ngôn ngữ, hành động đặc trưng của họ cũng khiến họ bại lộ. Một sai khác nhỏ trong chất giọng hay cách dùng từ có thể khiến người dân địa phương nhận ra ngay những người kia không phải đồng minh của mình.

Nếu một lính Mỹ có đủ may mắn để liên lạc được với nhóm người địa phương có cảm tình thì anh ta có thể trông chờ vào sự chỉ dẫn của họ. Tuy nhiên, anh ta nên nhớ những người dân này hoàn toàn không được bảo vệ bởi bất kỳ một điều luật hay công ước nào, do đó, hậu quả đối với họ có thể là rất khủng khiếp.

Vì vậy, nhiệm vụ của người lính là luôn phải giữ khoảng cách đối với những người giúp mình khi có cơ hội. Ví dụ, nếu anh ta bắt buộc phải di chuyển cùng nhóm giúp mình, quân nhân Mỹ phải tránh ngồi cùng và nói chuyện với họ hết sức có thể. Tốt nhất, mọi trao đổi nên dùng những cách ra dấu đặc biệt thay vì phải nói chuyện.

Cuối cùng, trong hoàn cảnh này người lính luôn phải sẵn sàng với tình huống tách rời nhóm những người giúp mình và không mang theo bất kỳ thứ gì có thể làm lộ hành động của họ như tên, địa chỉ được ghi chép trong sổ tay hay dấu đánh trên bản đồ.

Giao tiếp

Nếu người lính có cơ hội tiếp cận dân địa phương và cảm thấy đủ an toàn để xin sự giúp đỡ, giao tiếp thường là vấn đề lớn vì hai bên không hiểu ngôn ngữ của nhau. Để làm giảm bớt khó khăn cho tình huống này, chính phủ Mỹ đã trang bị cho mỗi quân nhân của họ một tấm phiếu được gọi là “Blood Chit”.

Cờ ăn xin của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Cờ ăn xin của phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Tấm phiếu này là một lá cờ Mỹ bằng vải được in những câu giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh và các thứ tiếng của địa phương nơi diễn ra cuộc chiến.

Quan trọng hơn, trên phiếu “Blood Chit” có in số hiệu đặc biệt để nhận dạng người lính sở hữu nó. Bất kỳ người dân nào giúp quân nhân Mỹ cũng có thể được trao thưởng bằng cách đọc ra số hiệu trên “Blood Chit” của người lính được giúp đỡ.

Cứu giúp người bị thương

Nếu có người nào bị thương trong nhóm, anh ta sẽ được ưu tiên trốn thoát trước, tuy nhiên nếu vết thương quá nặng, quân nhân Mỹ được luật pháp cho phép người này đầu hàng để giữ mạng sống.

Không phải đội quân nào cũng tuân thủ công ước Geneva về tù nhân chiến tranh, do đó, khi bị bắt giữ, lính Mỹ sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng khủng khiếp nhất ví dụ như những binh lính Mỹ bị quân Somalia bắt giữ tại Mogadishu năm 1993 trong ảnh này.

Không phải đội quân nào cũng tuân thủ công ước Geneva về tù nhân chiến tranh, do đó, khi bị bắt giữ, lính Mỹ sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng khủng khiếp nhất ví dụ như những binh lính Mỹ bị quân Somalia bắt giữ tại Mogadishu năm 1993 trong ảnh này.

Dù vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu hàng, điều kiện thực tế cũng cần được xem xét, ví dụ đối phương đã nổi tiếng về việc giết tù nhân bất chấp công ước Geneva thì việc đầu hàng không giúp gì người bị thương cả.

Luôn cố gắng cập nhật thông tin bên ngoài

Lính Mỹ cũng được hướng dẫn phải luôn cập nhật thông tin về cuộc chiến khi ẩn tránh vì cuộc chiến có thể kết thúc sớm hơn họ dự định. Trên thực tế, đã có một số người lính Nhật Bản cố gắng ẩn náu trên một hòn đảo tại Nam Thái Bình Dương đến 25 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Họ không hề hay biết chiến tranh đã kết thúc.

Nếu điều xấu nhất xảy ra, quân nhân Mỹ bị bắt giữ, họ có thể lựa chọn giữa việc đầu hàng và chống lại. Nếu đơn độc và không có vũ khí, lựa chọn ưu tiên là đầu hàng, tuy nhiên nếu họ có một nhóm với đầy đủ vũ khí thì cơ hội chiến thắng đối phương sẽ rất cao vì họ có yếu tố bất ngờ.

Khi bị bắt, một quân nhân Mỹ được quy định chỉ khai báo 4 thông tin sau: Tên tuổi, cấp bậc, số hiệu quân nhân và ngày tháng năm sinh. Họ không được phép nhắc đến đơn vị mình hay sĩ quan chỉ huy của mình hay trưởng nhóm vì những thông tin này có thể rất hữu dụng cho đối phương.

Trong cẩm nang hướng dẫn của quân nhân Mỹ, các binh sĩ được dạy phải nhớ 9 điều khi thực hiện các kỹ thuật tránh né, lẩn trốn:

1. Một nhóm lớn thường dễ bị phát hiện. Nếu nhóm binh sĩ cần tránh né có số lượng lớn, tốt nhất là họ nên chia ra thành các tổ bốn người, điều này sẽ khiến đối phương khó truy lùng hơn.

2. Chừng nào người lính còn mặc quân phục, họ có quyền tấn công các mục tiêu quân sự của đối phương. Tuy nhiên, họ không được tấn công thường dân.

3. Không được cải trang thành dân địa phương trừ khi có thể làm điều này một cách hoàn hảo. Chỉ một lỗi nhỏ trong ngôn ngữ hay hiểu biết về phong tục cũng có thể nhanh chóng khiến thân phận người cải trang bại lộ.

4. Nếu quân nhân tiếp đất bằng dù, anh ta phải luôn giả định rằng quân địch đã nhìn thấy khi anh ta đang hạ xuống, do đó, anh ta cần phải rời khỏi vị trí tiếp đất ngay sau khi hạ xuống.

5. Tuyệt đối tuân theo các luật về cải trang, ẩn náu và di chuyển.

6. Di chuyển bình tĩnh, vội vàng sẽ khiến người lính kém cảnh giác với xung quanh và nhanh chóng mệt mỏi.

7. Luôn tránh các vùng đông dân cư và các tuyến đường hay có người qua lại hết sức có thể. Nếu bị tiếp cận bởi người lạ, hãy giả điếc, câm hay ngớ ngẩn.

8. Nếu được giúp bởi dân địa phương, đừng đánh dấu vào bản đồ vì nếu bạn bị bắt, đó sẽ là đầu mối để kẻ địch tìm ra ai đã giúp đỡ bạn.

9. Quan sát cẩn thận hướng di chuyển của quân địch, các vị trí quân sự, vũ khí khí tài, tuy nhiên đừng ghi bất kỳ thứ gì lại vì nếu bị bắt bạn có thể bị xử thêm tội gián điệp.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại