Loạt tàu này do Công ty đóng tàu VT Holt của Mỹ nghiên cứu, chế tạo dựa trên nguyên mẫu các tàu tác chiến ven bờ (LSC) của Mỹ nên có tính năng tàng hình rất tốt với thiết kế gần như không có góc cạnh, toàn bộ hệ thống vũ khí đều đặt ngầm trong thân.
Chiếc đầu tiên trong loạt này là tàu cao tốc tên lửa S. Ezzat đã bàn giao cho hải quân Ai Cập vào ngày 25/10/2011, bắt đầu đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Ai Cập vào đầu năm 2012.
Phần mũi tàu được thiết kế mũi tam giác tù chứ không nhọn như các tàu LSC
Loạt tàu này do Công ty đóng tàu VT Holt của Mỹ nghiên cứu, chế tạo dựa trên nguyên mẫu các tàu tác chiến ven bờ (LSC) của Mỹ nên có tính năng tàng hình rất tốt với thiết kế gần như không có góc cạnh, toàn bộ hệ thống vũ khí đều đặt ngầm trong thân.
Chiếc đầu tiên trong loạt này là tàu cao tốc tên lửa S. Ezzat đã bàn giao cho hải quân Ai Cập vào ngày 25-10-2011, bắt đầu đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Ai Cập vào đầu năm 2012.
Chiếc tàu này được vinh dự mang tên của nguyên tư lệnh hải quân Ai Cập, thượng tướng (đô đốc) Suleiman Izzat. Ông chính là người đã đặt nền móng, thành lập và lãnh đạo lực lượng hải quân Ai Cập trong khoảng thời gian 1953 – 1967. 3 chiếc tàu còn lại trong loạt tàu này được mang tên F. Zekry, M. Fahmy và A. Gad, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào tháng 12 năm nay. Cả 3 tàu này đều được tăng cường trang bị thêm 1 động cơ nữa là 4 chiếc.
S. Ezzat được nhà máy đóng tàu của công ty VT Holt bắt tay đóng mới vào tháng 11-2009. Nó có chiều dài 63m, lượng giãn nước không tải 550 tấn, thông thường 700 tấn, đầy tải 779 tấn, biên chế 40 thủy thủ, có khả năng hành trình độc lập trên biển 8 ngày, nếu tăng lượng dự trữ có thể lên tới 15 ngày. Tàu được trang bị 3 (4) động cơ Diezen MTU giúp nó đạt vận tốc tối đa 41 hải lý/h (tương đương 73,8km/h), hiện trên thế giới không có loại tàu cao tốc nào có lượng giãn nước tương đương đạt tới tầm vận tốc như vậy.
Tàu được trang bị 3 (4) động cơ Diezen MTU giúp nó đạt vận tốc tối đa 41 hải lý/h (tương đương 73,8km/h), hiện trên thế giới không có loại tàu cao tốc nào có lượng giãn nước tương đương đạt tới tầm vận tốc như vậy.
Tàu được trang bị tên lửa chống hạm “Harpoon” của Mỹ, pháo phòng không tầm thấp SRGM “Oto Melara” 76mm của Pháp, hệ thống vũ khí tự động tầm gần (CIWS) “Phalanx” Block 1B và hệ thống Mk-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon. Có thể nói, do được trang bị cả hệ thống phòng thủ tên lửa nên S. Ezzat đã trở thành tàu cao tốc tên lửa mạnh nhất trong các tàu cùng chủng loại.
Cận cảnh tầng thượng và hệ thống vũ khí đều được giấu trong thân giữa tàu
Tham số:
Thuộc lớp: Ezzat, bao gồm 4 chiếc: S. Ezzat, F. Zekry, M. Fahmy và A. Gad.
Động cơ: 4 động cơ Diezen MTU16V 595TE90, mỗi chiếc công suất 23,175Hp.
Tốc độ tuần hành: 34 hải lý/h.
Tốc độ tối đa: 41 hải lý/h.
Hành trình tối đa: 2000 hải lý với vận tốc 15 hải lý/h.
Thủy thủ đoàn: 35 – 40 người.
Hệ thống vũ khí:
1 bệ pháo phòng không tầm thấp SRGM “Oto Melara” 76mm.
8 quả tên lửa chống hạm “Harpoon” BlockII của Mỹ, hệ thống phóng đặt giữa thân tàu, hệ thống nâng ống phóng bằng động cơ điện.
1 hệ thống Mk-49 /21 ống phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon.
1 hệ thống vũ khí tự động tầm gần (CIWS) “Phalanx” Block 1B.
2 khẩu súng máy M60 7,62mm.
Tàu có thiết kế khí động học tối ưu giúp tăng khả năng tàng hình và nâng cao tốc độ
Hệ thống radar và thiết bị điện tử
Radar đối không/đối hải MRR-3D ES và 2 radar dẫn đường đều của hãng Thales (Pháp).
Hệ thống chỉ huy tác chiến TACTICOS của hãng Thales.
Hệ thống thông tin HF-5000.