LTS: Để bạn đọc hiểu hơn về cuộc sống, chiến đấu, sự hy sinh xương máu của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang ngày đêm canh giữ Quần đảo Trường Sa, chúng tôi sẽ lần lượt trích đăng những bài viết, ghi chép của nhiều tác giả.
Mong rằng quý độc giả có thể thấy những người lính trấn giữ đảo luôn lạc quan yêu đời, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, vì chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Việt Nam và thêm tin tưởng rằng, sẽ không có bất cứ kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được họ.
Từ 7 giờ sáng đến giờ, những đợt sóng lừng dàn hàng ngang liên tiếp trườn qua khu vực này, rong rêu, hoa biển trôi lềnh bềnh, mùi tanh tưởi bốc lên làm Hường chú ý. Sóng lừng xuất hiện. Anh nhận định phía xa đang có các trận cuồng phong ngầm. Nếu một giờ nữa không giảm thì nguy cơ sẽ xuất hiện dông bão hoặc sóng thần.
Thấy người chỉ huy lo lắng đứng nhìn từng mảng mây lớn đang lướt nhanh trên nền trời xám đục, các chiến sĩ của căn cứ nổi và cán bộ, chiến sĩ công binh cũng dừng tay nhìn trời, thoáng nỗi lo âu. Những kiến thức về mây, mưa, dông, bão mới học được hôm nào bây giờ được anh em đưa ra nhận định, phán đoán.
Trong lúc anh em vừa bàn luận, vừa cố định lại các đồ vật trên mặt pông-tông thì Hường và Có kéo nhau ra một góc pông-tông bàn bạc. Hai anh thống nhất với nhau là cả căn cứ nổi này chỉ có hai anh em là đảng viên.
Tất tật mọi việc hai anh đều cùng bàn bạc thống nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên về sinh mạng của anh em ở đây. Sau khi thống nhất nhận định và đề ra phương án phòng chống, Hường ra lệnh:
- Tất cả về vị trí, phòng chống dông bão cho pông-tông!
Những bàn chân gằn nghe âm âm. Tất cả đã sẵn sang ở vị trí theo phương án đã luyện tập. Cuộc chiến đấu với dông bão sắp bắt đầu. Tiếng xích neo kêu loảng xoảng. Cuộn dây cáp lớn được gỡ ra, một đầu buộc sẵn vào thân các cọc xích, các đầu dây kia buộc vào các tấm bê tong lớn để sẵn trên boong.
Mười sáu dây neo của pông-tông được thu căng để thêm lực giữ. Tất cả mọi vật trên mặt boong, trong các khoang đều được cố định chặt. Tất cả an hem mặc đầy đủ áo phao. Toàn bộ tài liệu được đưa vào hòm sắt nắp kín lại.
Hệ thống dây chằng từ tâm pông-tông với các vị trí quan sát được nối liền, dây mồi cấp cứu cũng được sẵn sang, phao cứu sinh được bơm căng. Tất cả đang chờ đợi cơn thịnh nộ của thiên nhiên đổ xuống.
Sự chờ đợi không lâu, năm phút sau, cơn dông cực lớn ập tới. Sóng, gió, mưa như cùng bao vây lấy chiếc pông-tông, như cùng muón tung lên cao rồi lại cùng muốn dìm xuống tận đáy sâu của biển cả. Tiếng sóng đập vào thành pông-tông nghe như tiếng búa máy. Mặt biển sôi lên ùng ục, gió lớn bứt tung một số thiết bị trên boong cuốn xuống biển.
9 giờ 25 phút, một đợt sóng lớn tràn qua pông-tông, nếu không có hệ thống dây chằng buộc chặt vào từng người, có lẽ tất cả anh em đã bị cuốn xuống biển.9 giờ 45 phút, một đợt sóng cực lớn, như những dãy núi lừng lững tiến nhanh trong xoáy cuộn của mưa gió bổ nhào tới, nâng bổng chiếc pông-tông lên không trung.
Sức nâng mạnh và đột ngột làm đứt luôn 10 cuộn dây xích neo của pông-tông.
- Thả các tấm bê tông xuống quanh pông-tông!
Dứt mệnh lệnh của Hường, từ các vị trí, anh em vừa lần theo đường dây, vừa đẩy các tấm bê tông lớn xuống nền san hô để tăng thêm sức ghì kéo pông-tông. 9 giờ 55 phút, một đợ sóng cực lớn thứ hai chồm tới. Trong xoáy cuộn mịt mùng, mọi người chỉ thấy toàn thân mình bị tung lên cao rồi cú lao theo dòng nước trôi vun vút trên đỉnh sóng.
Đợt sóng lớn thứ hai giật đứt phăng các dây xích còn lại và cuốn chiếc pông-tông đi theo vòng xoáy cuộn của cơn dông. Từ vị trí chỉ huy của pông-tông, ba phát tín hiệu đỏ liên tiếp bay vút lên yêu cầu cấp cứu.
Từ ngôi nhà lâu bền ở phía đông đảo, ba phát tín hiệu xanh cũng bay vút lên báo tin nhận được tín hiệu cấp cứu khẩn cấp của pông-tông. Lúc ấy là 10 giờ trưa. Tín hiệu của pông-tông bắn lên yêu cầu cấp cứu cũng vô ích.
Giữa cơn xoáy cuộn củA dông tố, tàu có lượng dãn nước 20 nghìn tấn cũng không dám vào, chứ đừng nói đến các tàu thuyền nhỏ. HơN nữa, pông-tông chỉ như cái hộp sắt không chèo, không máy, không lái. Khi bị nước cuốn trôi như diều gặp gió, tàu nào dám xông vào mà cứu nạn.
Hường cố dò dẫm từng bước lần theo các đường dây chằng trên boong đi kiểm tra xem ai còn, ai mất. Nhưng anh không thể nào tiến thêm một bước, vì khi đã đứt hết dây neo, chiếc pông-tông như con ngựa bất kham lúc phóng nhanh, lúc chồm lên, ngụp xuống. Có lúc lại tung lên cao quay tròn như chong chóng.
Đến 17 giờ, sóng gió giảm dần, nhưng vị trước đó 10 đợt sóng cực lớn tràn qua pông-tông cũng với hàng ngày đợt sóng lừng, sóng bạc đầu cấp 8, cấp 9 đổ liên hồi xuống, làm bên mạn phía mũi pông-tông thủng nhiều lỗ, nước lại tràn vào khoang hai, khoang ba, tât cả anh em lại tiếp tục tát nước, bịt rò.
Nhưng bịt được chỗ này thì chỗ khác bên thành pông-tông lại có nguy cơ bục ra. Tình thế thật nguy nan, Hường ra lệnh tiếp tục tìm mọi cách chống chìm pông-tông và chuẩn bị phao cứu sinh phòng khi nước vào nhiều bị lật nghiêng.
Làm cách nào báo cho đất liền biết vị trí và hướng trôi pông-tông, vì phiên liên lạc cuối cùng với đất liền mới nói được câu:
"Mười giờ ngày 21, pông-tông đảo Đá Nam bị gặp nạn" thì sóng đã đánh tung máy vô tuyến điện rồi đập xuống, công với nước biển tràn vào làm tất cả máy chính, máy dự phòng đều bị hỏng. Sau khi cử người cảnh giới và trực canh các khoang bị thủng. Hường và Có bàn nhau triệt tập một cuộc họp quyết định những vấn đề then chốt nhất.
Khi đông đủ anh em, Hường nói: "Máy thông tin bị hỏng, không liên lạc được với đất liên, pông-tông của ta không có máy và lái nên chúng ta phải chấp nhận pông-tông tự trôi. Nếu pông-tông bịt rò tốt, trôi tới một nước láng giềng thân thiết nào đó là điều tốt. Nếu chẳng may trôi vào đất địch thì anh em nghĩ thế nào?".
Nhiều tiếng luận bàn sôi nổi, lát sau cuộc họp thống nhất ý kiên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối giấy tờ, tài liệu mật. Nếu pông-tông trôi vào đất địch hoặc gặp địch thì kiên quyết chiến đấu không để giấy tờ, tài liệu rơi vào tay địch.
Nếu pông-tông trôi vào các nước khác, dù có bị quyến rũ thế nào cũng xin kiên quyết trở về Việt Nam, không cư trú chính trị. Nếu gặp tàu, thuyền nước ngoài cứu trợ nhân đạo thì phải tỏ rõ phong thái, tư thế quân nhân...Sau khi tóm tắt các nội dung, Hường nói: Những điều đã bàn bạc thống nhất, tất cả cứ thế tiến hành.
Chúng tôi có trách nhiệm với anh em, nhưng anh em cũng phải có trách nhiệm với công việc của chính mình. Chúng ta đã có thề với nhau: Gian khó cùng chia... bây giờ là lúc gian khó, anh em ta cùng nhau khắc phục. Pông-tông trôi tới hai ngày sau thì hết nước ngọt. Trưa hôm đó có một vài trận mưa nhỏ, anh em tranh thủ hứng được đầy một thùng phuy.
Một thùng phuy dùng cũng chẳng được bao lâu. Đang lúc bàn bạc sôi nổi thì chiến sĩ công binh Lê Văn Tính đang làm nhiệm vụ trực canh chạy vội vào khoang báo cách pông-tông khoảng 3km có mọt chiếc thuyền đang lao về phía chúng ta. Thế là tất cả cùng ùa ra quan sát.
Hường nhắc anh em cảnh giác đề phòng bọn cướp biển, đồng thời lệnh cho tổ kiểm tra thuyền lạ chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ. Hơn 20 phút sau, một chiếc thuyền máy bằng gỗ nửa nổi nửa chìm cố sống cố chết lao vào rồi đi song song với pông-tông. Hường dùng cờ tay đánh tín hiệu hỏi: "Các anh thuộc quốc tịch nào?"
Từ chiếc thuyền gỗ, hai người đàn ông lực lưỡng đứng lên mũi thuyền trả lời ngay bằng tiếng Việt: Chúng tôi là người tị nan Việt Nam bị gặp nạn. Thế các ông? Hường nghe câu trả lởi và câu hỏi lại của họ, anh đoán ngay là thuyền vượt biên gặp nạn.
Hường và Có bàn bạc: Chúng ta đã gặp nạn, nhưng pông-tông của chúng ta chưa có khả năng chìm ngay. Họ là dân vượt biên, vì không thiết tha với Tổ quốc, hoặc vì một sự kích động nào đó mà bỏ Tổ quốc ra đi. Hiện họ cũng là người đang bị nạn, vả lại họ cũng là con người...
Trong khi hai anh đang trao đỏi thì một đợt sóng bất thần xô tới cuốn con thuyền của họ ra xa làm một số người đang đứng bên mạn bị hất ra khỏi thuyền.
- Cấp cứu thuyền bị nạn! - Hường ra lệnh. Từ trên mặt pông-tông, 5 chiến sĩ khoác theo dây và phao bơi rồi lao vút xuống biển.
Khó khăn lắm các anh mới bơi được tới thuyền bị nạn, buộc được dây để anh em trên pông-tông kéo thuyền vào, tiếp đó, các anh lại bới ra cứu hết những người đang chơi vơi giữa luồng nước xoáy.
Giờ đây lương thực đã cạn, vì một số thực phẩm bị dầm trong nước mặn thối và mốc hết và vì phải nuôi thêm 29 người vượt biên mới cứu vớt lên pông-tông. Nước lợ phải dè sẻn lắm mới đủ dùng. Nhưng từ hôm nay trở đi không còn nữa. Lại còn sinh mạng của 29 người vượt biên này giải quyết thế nào?
Tuy không đo đạc chính xác nhưng anh ước tính pông-tông đã vượt ra khỏi vùng biển Việt Nam rất xa. Máy bay và tàu cứu hộ từ đất liền không thể ra tới vùng biển này được. Vả lại, đã 12 ngày đêm rồi dù đất liền không bỏ rơi các anh, nhưng cũng không biết pông-tông trôi về đâu mà tìm. Giờ này chắc cả nước đã biết tin anh em bị nạn.
Gia đình, vợ con lo lắng và mong tin các anh đến chừng nào...Suy nghĩ một lát, Hường chủ động bàn với Có để cùng đề ra hướng khắc phục trong những ngày tới.
- Báo cáo, có tiếng máy bay - Chiến sĩ công binh Phạm Văn Hạnh làm nhiệm vụ trực canh nói dõng dạc.
Tiếp đó anh ra lệnh toàn pông-tông sẵn sàng chiến đấu và cử người đốt một ngọn lửa to ở giữa một boong để báo hiệu pông-tông bị nạn. Đống lửa vừa bùng lên, một chiếc máy bay trên thân có một ngôi sao lướt qua đầu.
Bẵng đi hai phút lại thấy ba máy bay nữa lướt qua. Hường vừa ra lệnh đốt đống lửa to hơn, vừa tự tay cuộn tất cả tài liệu, giấy tờ đưa vào ống nhựa bịt kín để có sao thì dễ xử lý. Cùng lúc đó, Đoàn Văn Có chuẩn bị xong khối thuốc nổ đưa xuống đáy pông-tông sẵn sàng điểm hỏa nhấn chìm pông-tông khi gặp tình huống xấu.
Mọi việc vừa chuẩn bị xong thì một chiếc máy bay trực thăng bay tới. Sau 8 vòng bay chéo cách mặt pông-tông chừng 10 mét. Từ trong máy bay một chiếc thay dây từ từ thả xuống, kế theo là một người cao to mặc bộ đồ bay lần theo thang dây bước xuống. Khi người đó xuống cách pông-tông chừng một mét thì dừng lại.
Tàu sân bay CV-61 USS Ranger đã cứu sống những người lính hải quân Việt Nam.
Hường ra hiệu cho Có chỉ huy thay anh, rồi Hường đi tay không tiến về vị trí người ở thang dây. Tới nơi anh chào bằng tiếng Nga. Người trên thang dây đáp lại bằng tiếng Anh, và tiếp đó họ mời Hường lên máy bay.
Theo từng bậc thang dây, Hường lên tới cửa máy bay thì anh phát hiện ra người, máy bay và cờ của Mỹ, Hường đang định quay xuống thì những người Mỹ trên máy bay vội ngăn lại và nói: "Chúng tôi là lực lượng ở hàng không mẫu hạm CV-61 của quân đội Mỹ tới cứu các anh bị nạn. Thế các anh thuộc lực lượng nào? Vì sao lại có mặt ở đây?".
Hường nghe kỹ câu hỏi của người chỉ huy máy bay Mỹ rồi trả lời: "Chúng tôi là sĩ quan, thủy thủ Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa thì bị nạn. Phương tiện của chúng tôi không điều khiển được sự điều động nên bị trôi dạt đến đây".
- Hàng không mẫu hạm CV-61 sẽ cứu nạn tất cả. Anh xuống thông báo cho mọi người cùng biết. Chuyến máy bay này chúng tôi chở các sĩ quan và thủy thủ Hải quân Việt Nam, còn 3 chiếc xuồng từ hàng không mẫu hạm CV-61 đang tới sẽ chở 29 người dân bị bạn cùng về tàu.
Anh chào 3 người Mỹ trên máy bay rồi leo thang xuống mặt pông-tông. Anh vừa bước xuống, tất cả anh em xúm lại và hỏi tình hình. Hường thông báo cho mọi người biết những điều anh và ba người Mỹ vừa nói, rồi anh ra lệnh cho anh em tháo hết khóa nòng súng bó thành những bó giấu vào khoang chứa dầu.
Kính ngắm ĐKZ, B.40, B.41... tháo ra cất kỹ nơi khô ráo của pông-tông. Tiếp đó cất giấu các tài liệu mật và thống nhất quy ước liên lạc với nhau đề phòng khi lên hàng không mẫu hạm CV-61 không được ở cùng phòng với nhau.
Còn khi lên hàng không mẫu hạm CV-61, mọi việc để anh và Có lo liệu. Xa xa chiếc hàng không mẫu hạm CV-61 đã dừng lại buông neo cách vị trí pông-tông chừng hai hải lý.
Trước mặt anh, 3 chiếc xuồng của hàng không mẫu hạm đang lướt nhanh trên mặt sóng tiến về phía pông-tông. Hường lại trao đổi với Có vài tín hiệu và trả lời khi lên tàu CV-61 và giao cho Có bắt đầu điều hành 29 người vượt biên xuống 3 xuồng.
Anh bước lại thang dây và bắt đầu trèo lên máy bay, ba người Mỹ ra cửa máy bay đón Hường. Họ yêu cầu anh gọi tên từng người một lên máy bay. Hường đồng ý và ra cửa máy bay gọi vọng xuống. Sau khi tổ chức cho 3 xuồng chở người tị nạn rời khỏi pông-tông, đồng chí Quang lên máy bay trước, tiếp đến đồng chí Hiền, lên sau cùng là đồng chí Có.
Máy bay rồ máy nâng lên cao, rồi bay về hàng không mẫu hạm.Lại nói về đất liền. Ngay sau khi nhận được tin các cán bộ chiến sĩ bị nạn ở đảo chìm Đá Nam, tư lệnh cùng các phó tư lệnh Hải quân và các sĩ quan tham mưu triệu tập họp khẩn cấp bàn phương án tìm kiếm.
Ngay đêm xảy ra tai nạn, các biên đội tàu đang hoạt động ở khu vực Trường Sa được lệnh đi tìm. Sáng hôm sau, nhiều biên đội tàu khác được lệnh rời cảng, hành trình khẩn cấp về các tọa độ dự kiến trên các hướng. Cùng lúc các máy bay trực thăng ở sân bay ven biển cũng được lệnh rời đường băng.
Mặc dù sóng to, gió lớn, nhưng vì sinh mạng đồng đội, các biên đội tàu đi tìm vẫn cần mẫn lao trong sóng gió tiến về các hướng. Sang ngày thứ 12 các tàu và máy bay đi tìm chưa phát hiện được vết tích gì của chiếc pông-tông và các cán bộ, chiến sĩ bị nạn. Cuộc tìm kiếm bắt đầu sàng ngày thứ 13...
Chiếc trực thăng hạ cánh xuống đường băng của hàng không mẫu hạm CV-61. Hường cùng anh em lục tục bước xuống. Trước mặt các anh là hai viên sĩ quan và 20 thủy binh ở đội nghi lễ của hàng không mẫu hạm đứng đón. Anh em ta đáp lại nghi lễ của tàu bằng những nụ cười tươi và ánh mắt thiện cảm.
Theo hướng dẫn của người sĩ quan trực, các anh cùng đi vào một phòng chờ ở chân cầu thang tầng 1. Phút sau, một sĩ quan khác có lẽ là sĩ quan tham mưu của tàu tới gặp:
- Xin các anh cho biết ý định và nguyện vọng của các anh.
Hường nói đĩnh đạc:
- Chúng tôi có nguyện vọng duy nhất là tất cả anh em tôi và 29 người dân tị nạn sẽ được đưa tới một nước nào gần nhất và có đại sứ quán của nước CHXHCN Việt Nam. Khi tàu này hành trình về nước đó, đề nghị các anh cho kéo theo chiếc pông-tông của chúng tôi và yêu cầu niêm phong pông-tông nguyên dạng như hiện nay.
- Để tôi báo cáo ý kiến này về Bộ chỉ huy hàng không mẫu hạm.
Hai phút sau, người sĩ quan quay lại nói:
- Cấp trên của chúng tôi đã O.K (đồng ý). Nước có đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở gần đây nhất là Philippin; hiện tại pông-tông của các anh đã trôi cách Philippin hơn 40 hải lý về phía đông bắc rồi. Nơi đây là đường hàng hải quốc tế thuộc Thái Bình Dương.
Hàng không mẫu hạm của chúng tôi đang đi làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương, không có nhiệm vụ đi vào lãnh hải của Philippin. Vả lại chiếc pông-tông của các anh sắp bị chìm. Nếu có thể chỉ kéo đi thêm 3 hải lý nữa, là chìm hẳn. Do vậy, bây giờ các anh tự quyết định xử lý chiếc pông-tông của các anh.
Hường trao đổi với anh em một lát, rồi nói: Chúng tôi đề nghị đánh chìm pông-tông và đánh dấu tọa độ pông-tông chìm lên hải đồ. Tiến trình từ đầu tới lúc pông-tông chìm hẳn, tất cả chúng tôi củng được theo dõi và chứng kiến. Người sĩ quan Mỹ tỏ ý nhất trí hoàn toàn những lời đề nghị của Hường và .anh em.
Tiếp đó người sĩ quan mời các anh sang phòng xem phim để trực tiếp xem camêra việc thực hiện đánh chìm pông-tông. Khi các anh ngồi chưa nóng chỗ thì trên màn ảnh hiện ra một chiếc xuồng chở ba người .nhái lướt nhanh tới pông-tông. Khi tới pông-tông, ba người lặn xuống các vị trí trọng yếu cua pông-tông đặt thuốc nổ.
Sau khi kiểm tra tra kỹ, ba người nhái lên xuồng trở về hàng không mẫu hạm. Chưa đầy 4 phút. sau một cột nước bốc lên cao kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Chiếc pông-tông từ từ chìm xuống. Theo dõi qua camêra đến đoạn này tất cả anh em cùng ôm nhau khóc nức nở.
19 giờ kém 5 phút, người sĩ quan trực tới mời các anh về phòng họp. Đúng 19 giờ, hạm trưởng tàu CV-61 bước vào phòng họp. Đi cùng với hạm trưởng có 3 sĩ quan tùy tùng và 2 người lính phiên địch Việt Nam.
- Xin chào hai ngài sĩ quan và các thủy binh Hải quân Việt Nam. Tôi tới gặp. các bạn hơi muộn, nhưng trong 1 giờ đồng hồ này cũng đủ thời gian để chúng ta tâm sự với nhau.Hạm trưởng nói tới đâu, hai người lính Việt Nam cũng phiên dịch tới đó.
Sau khi mời anh em ta dùng Côca cola và bánh sữa, hạm trưởng vui vẻ nói: Chắc chúng ta còn nhớ ngày này cách đây 25 năm. Đúng vào cái giờ phút cứu được các bạn lên tàu hôm nay thì cũng đúng vào cái giờ phút xảy ra trận chiến đấu quyết liệt giữa ba tàu phóng ngư lôi của Hải quân Việt Nam và khu trục hạm Ma Đốc của Mỹ 25 năm về trước.
25 năm đã trôi qua đi, chúng ta nhắc lại để cùng nhau nhớ sự kiện ấy. Bây giờ tôi muốn nói với các bạn một điều là tình thế lúc bấy giờ phải như vậy, mong các bạn thông cảm để quên đi những gì mà hải quân hai nước chúng ta đã phải tiến hành vừa qua. Kể từ sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ tới nay đã 14 năm.
Hơn một thập kỷ qua nhân dân hai nước chúng ta cùng mong muốn quan hệ bình thường với nhau, nhưng vì có nhiều lý do chưa thông cảm với nhau được, nên hai nước Mỹ và Việt Nam chưa xích lại gần nhau được như mong muốn. Nhưng chính nhân dân và quân đội và các bạn đã làm cho nhiều người Mỹ chúng tôi khâm phục, quý trọng.
Chỉ nói riêng việc đối sách trên biển, chính Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hai lần cứu giúp các lực lượng Hải quân Mỹ bị nạn trong khu vực quần đảo Trường Sa. Lần cứu giúp gần đây nhất là mùa hè năm 1988. Chắc tất cả chúng ta còn nhớ, nhưng nhân .đây tôi vẫn nhắc lại đế khỏi phụ lòng các bạn Việt Nam.
Đó là lúc 11 giờ 30 phút trưa hôm ấy chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ của Hải quân Mỹ bay từ Singapo về căn cứ không quân Xu bích, Philippin. Khi bay tới ngang đảo Đá Lớn thuộc .quần đảo Trường Sa thì bị tai nạn. Máy bay rơi xuống biển.
Tàu săn ngầm số hiệu HQ-11 của Hải quân Việt Nam đang hoạt động ở gần đó đã lao tới đưa 3 xuồng ra cấp cứu an toàn 3 phi công của chúng tôi. Sau đó theo đường ngoại giao, Nhà nước . Việt Nam đã trả 3 phi công bị nạn đó trớ về Mỹ sum họp với gia đình.
Khi trở về Mỹ, 3 phi công bị nạn đó đã quả quyết là hôm ấy không có Hải quân Việt Nam cứu giúp thì không bao giờ họ được gặp lại gia đình nữa. Trong đoàn phi hành hôm ấy có 1 nữ phi công. Lúc đó chị đang mang thai 3 tháng. Chị kể lại rằng: Hải quân Việt Nam đối xử với tổ phi công của chị rất tận tình và nhân đạo.
Sắp xếp cho họ ở phòng sang trọng nhất cảa tàu, và mặc dù biết tàu HQ-11 hoạt động ở Trường Sa đã lâu, nhưng cả tàu đã quyên góp giúp đỡ họ đủ đường, sữa, thuốc men, quần áo, mì tôm, thuốc lá...
Tàu HQ-11 còn phân công 1 sĩ quan tên là Nguyễn Huy Tuấn nói giỏi tiếng Anh và tiếng Nga tới tâm sự và trao đổi các vấn đề với tổ phi công. Tàu HQ-11 còn cử 1 quân y sĩ chăm lo sức khỏe và một nhân viên chuyên lo việc ăn uống cho 3 người.
Ngày hôm sau, tàu HQ-187 nhận được lệnh chở tổ phi công của chị về thành .phố Hồ Chí Minh - Việt Nam. Suốt chặng đường từ Đảo Đá Lớn về thành phố Hồ Chí Minh, sĩ quan và thủy thủ tàu HQ-187 đã hết lòng giúp đỡ, chăm lo cho sinh mạng 3 phi công của chúng tôi. Theo lời hứa của chị ấy, trước lúc rời sân bay Tân Sơn Nhất là:
"Khi sinh cháu, tôi sẽ đặt cháu theo tên tàu cua Hải quân Việt Nam. Đây là đứa con của Hải quân Nhân dân Việt Nam". Tháng giêng năm nay chị đã sinh cháu trai và chị đã đặt tên cháu HQ-11-87.
Hôm nay, tàu CV-61 chúng tôi cứu nạn các bạn trên biến không phải là để trả ơn các bạn, mà cái chính là chúng ta tự nghĩ về nhau, để hiểu nhau hơn. Chúng tôi sẽ làm tròn trách nhiệm cứu hộ nhân đạo khi gặp tàu thuyền bí nạn trên biển.
Trước lúc trở về vị trí chỉ huy của tàu, hạm trưởng tàu CV-61 nói trân trọng: "Theo báo cáo của các sĩ quan và nhân viên dưới quyền tôi trong 7 giờ qua, chúng tôi rất khâm phục về tinh thần kỷ luật và nếp sống cua các bạn. Chúc các bạn trở về Tổ quốc mạnh khỏe, bình an".
Sau đó hạm trưởng đi bắt tay từng người rồi cùng các sĩ quan tùy tùng rời khỏi phòng họp. 7 giờ 40 phút ngày hôm sau, một. sĩ quan trực của tàu CV-61 vào phòng nghỉ mời anh em ra máy bay.
Khi ra tới đường băng, các anh đã trông thấy đông đủ các sĩ quan và đội nghi lễ của tàu đứng chờ tạm biệt: Đúng 8 giờ, chiếc máy bay lên thẳng rời đường băng bay về hướng Tây. Sau 1 giờ đồng hồ bay trên biển, đến 9 giờ máy bay hạ cánh xuống sân bay của căn cứ Hải quân thuộc tỉnh Xê của Philippin.
Vì mệt và đang sống trên miền đất lạ nên anh em ít tham gia chuyện, chỉ chủ yếu cảm ơn về sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Xê và căn cứ Hải quân sở tại. 10 giờ sáng hôm sau anh em đã có mặt tại Manila.
Sống giữa tình thương của cán bộ, nhân viên đại sứ quán ta, anh em thấy mình như đang sống ở nhà. Qua 2 ngày nghỉ ngơi, anh em nhận quần áo thuốc men và các món quà đại sứ quán ta và nhân dân Philippin gửi tặng.
Sau đó một chuyến máy bay riêng chở cán bộ, chiến sĩ ta rời thủ đô Manila (Phi-lippin) về hạ cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày gặp nạn trên biển đã qua. Các anh đã trở về với gia đình và vòng tay yêu thương của đồng đội.
(Trích "Những người khách của hàng không mẫu hạm" của tác giả Tô Hoài Nam trong "Trường Sa - Tặp Văn - Thơ", Nhà xuất bản QĐND)