Phương Tây có thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân?

Sao Đỏ |

Nhà phân tích Ani Wehler-Shek của tờ Der Tagesspiegel nói rằng Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres đã đưa ra một lời đề nghị với các nước G7.

Vào ngày 19 tháng 5, các nhà lãnh đạo của nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển - G7 đã tập trung tại một hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima.

Thành phố này của Nhật Bản trở thành biểu tượng cho hậu quả khủng khiếp của bạo lực hạt nhân, sau khi Mỹ thả bom nguyên tử vào năm 1945.

Thủ tướng nước chủ nhà Fumio Kishida muốn gửi thông điệp rõ ràng về giải trừ hạt nhân tại sự kiện nói trên.

Tổng thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra một sáng kiến ​​tương tự: ông António Guterres kêu gọi các nước G7 cam kết "trong mọi trường hợp" không sử dụng vũ khí hạt nhân trước.

“Việc các nước G7, theo gợi ý của ông Guterres, sẽ dứt khoát loại bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước là điều gây tò mò. Răn đe hạt nhân là thành phần chính trong chiến lược phòng thủ của phương Tây - cả đối với bản thân các cường quốc hạt nhân và những nước nằm dưới lá chắn hạt nhân”, bài báo viết.

Nhà phân tích cho rằng mối đe dọa chiến tranh hạt nhân ngày nay cao bất thường do mối quan hệ giữa Nga và NATO, cũng như mong muốn xây dựng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc và Triều Tiên.

Hơn nữa Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chưa bao giờ từ bỏ quyền là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Bằng cách đưa ra thông báo chính thức rằng các cường quốc hạt nhân thuộc nhóm G7 đang kiềm chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước, họ có thể gửi một tín hiệu mạnh mẽ, nhưng điều này chưa có dấu hiệu trở thành hiện thực”, ấn phẩm tiếng Đức cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại