Giáo sư Đại học Bắc Kinh có con đứng “đội sổ” đã nói lên tiếng lòng của nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc về việc học của con mình.
Ding Yanqing, một phó giáo sư tại Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề dạy con trên mạng xã hội. Ông cho biết rằng con gái ông, hiện học tại trường tiểu học đứng cuối lớp về thành tích học tập: "Tôi dạy kèm con bé mỗi ngày. Nhưng con gái tôi vẫn cảm thấy khó khăn trong việc học tập. Nhận thức của con bé kém xa so với cấp học hiện tại".
Trong video, giáo sư cũng thú nhận rằng mình hoàn toàn bất lực trước việc học tập của con. Ông nói: "Con gái tôi chắc chắn không phải là một đứa trẻ xuất sắc. Chỉ số IQ của con bé thấp hơn nhiều so với cả hai chúng tôi".
Ông cũng thẳng thắn cho biết: "Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận sự thật này. Tôi có thể làm gì khác nữa?". Vị giáo sư đã chấp nhận rằng mình có một đứa con "bình thường". Ông cho biết dù cha mẹ rất giỏi nhưng điều đó không có nghĩa là con cái của họ cũng sẽ là những thiên tài. Nếu không thể làm được điều này, việc giáo dục đứa trẻ trong tương lai.
Giáo sư cho biết mỗi đứa trẻ có những đặc điểm riêng và cha mẹ không nên sử dụng một điểm chuẩn duy nhất để đo lường chúng: "Cha mẹ nên xác định những phẩm chất độc đáo của con mình ở những khía cạnh khác nhau ngoài việc học tập. Họ nên tìm ra một con đường phù hợp để bọn trẻ phát triển và hỗ trợ chúng theo hướng đó".
Giáo sư Ding. Ảnh: Sina
Theo Hiệu trưởng của Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), ngôi trường danh giá bậc nhất khu vực Châu Á, cha mẹ càng “nhẫn tâm” ở ba điểm này thì con cái càng dễ thành công trong tương lai!
1. “Nhẫn tâm” để trẻ học cách tự lập
Ở Trung Quốc, có một quan niệm giáo dục phổ biến tên là “quy luật bể cá": một con cá vàng nuôi trong bể không dài quá 8cm, nhưng nếu thả ra hồ nước, chỉ sau hai tháng sau, con cá đó có thể lớn hơn gấp 3 lần.
Nuôi dạy con cái cũng vậy, sự che chở của cha mẹ giống như bể cá và những đứa trẻ sống dưới sự bảo bọc kín kẽ sẽ khó mà lớn khôn. Vì vậy, hãy cho trẻ một “không gian trống” đủ rộng để con tự mình khám phá và học cách thích nghi. Khi nuôi dạy con cái, cha mẹ đừng làm tất cả mọi thứ từ trước cho con. Nếu bạn muốn con mình bay cao bay xa, hãy để con đi trên con đường mà con lựa chọn tiếp bước.
2. “Nhẫn tâm” để trẻ học cách tuân theo các quy tắc
Kazuo Inamori được mệnh danh là “ông hoàng kinh doanh Nhật Bản”, ông là nhà sáng lập công ty điện tử khổng lồ Kyocera và từng giữ chức CEO giúp hồi sinh hãng hàng không Japan Airlines. Vị tỷ phú này từng chia sẻ: "Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn sự ngỗ ngược là hoạt bát và dễ thương, cho rằng con hay đòi hỏi vô lý là biết tự lập. Ở những trường hợp này, cả cha mẹ và con cái đều cần được giáo dục".
Một số gia đình cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa biết gì, lớn lên rồi sẽ tự biết đúng sai. Suy nghĩ này cũng đồng nghĩa với việc buông bỏ dạy dỗ, mặc con “tung hoành”. Để trẻ lớn lên như vậy liệu có thực sự khiến trẻ tốt hơn? Câu trả lời chắc chắn là không.
Giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia nổi tiếng về tâm lý tội phạm và tâm lý trẻ vị thành niên, cho biết: “3 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành tính cách của trẻ. Nếu nói “không” với trẻ lên ba, thì con cùng lắm chỉ khóc lóc, lăn lộn. Nhưng nếu bạn nói “không” với một đứa trẻ 12 tuổi, thiếu niên có thể sẵn sàng bỏ nhà ra đi. Trẻ càng lớn càng khó quản lý, khuyết điểm của bản thân trẻ sẽ không tự dưng tốt lên, mà ngược lại, càng ngày càng nghiêm trọng hơn”.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Người ta vẫn thường nói: “Còn nhỏ chưa biết gì, lớn lên sẽ tự khắc hiểu chuyện”. Thực ra, ý nghĩa sau câu nói này là: nếu cha mẹ không giáo dục được con, xã hội sẽ thay bạn làm điều đó. Khi con đã phải trải qua vô số thất bại và nhận lấy trái đắng, tự nhiên sẽ biết đâu là đúng đâu là sai, buộc phải cư xử đúng mực.
3. “Nhẫn tâm" để trẻ học tính tự giác
Người càng kỷ luật, càng dễ dàng đạt được thành công. Ngược lại, người càng buông thả, càng dễ trở nên tầm thường. Bản chất con người là hướng đến những thứ vui vẻ, dễ dàng và trẻ em cũng vậy.
Xem TV, nghịch điện thoại không kiểm soát, ăn vặt, thức khuya, ngủ nướng, không muốn làm bài tập, ham chơi chán học hành, lãng phí nhiều thời gian cho việc giải trí, ... đều là những việc dễ dàng thực hiện và khiến con cảm thấy vui vẻ.
So với ham muốn buông thả, việc kiềm chế luôn có vẻ khó khăn hơn. Trên thực tế, kỷ luật bản thân không “đau đớn” đến vậy. Kiên trì dậy sớm, tập thể dục, đọc sách, học thêm, không nghịch điện thoại, tưởng chừng như là những trói buộc nhưng lại đang giúp trẻ tự quản bản thân.
Để con học được tính tự giác, cha mẹ phải "tàn nhẫn" để đặt ra một số quy tắc, để những quy tắc này trở thành thói quen và cuối cùng hình thành nên những đứa trẻ kỷ luật tự giác.
Những thói quen tốt cần được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ. Muốn trẻ tự giác thì cha mẹ cũng hãy là những tấm gương tốt, phải biết rằng trẻ em là “sinh vật” dễ bắt chước nhất. Gia đình chính là cái nôi, cha mẹ chính là hình mẫu để con học hỏi. Khi sống trong môi trường có kỷ luật, trẻ tự nhiên hiểu được tầm quan trọng của tính tự giác.
Bản chất của giáo dục là cây này rung chuyển cây khác, đám mây này đẩy người khác, và linh hồn này đánh thức người khác. Một nền giáo dục tốt không bao giờ có thể im lặng, nhưng nó có thể làm được nhiều hơn với ít hơn.
Cha mẹ không thể đồng hành cùng con suốt đời. Vì vậy, hãy là một bậc cha mẹ “nhẫn tâm”. Không phải vì điều gì khác, mà chỉ để con có thể tồn tại và đứng vững trong xã hội khi không có sự bảo vệ của mẹ cha.
Theo Sohu