Phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức ra đời năm 1930

B.T sưu tầm, SGK Sử 9 |

Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia giấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được hợp nhấ thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. 

Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất, với phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương...tạo thành một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước

Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt nam.

Phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức ra đời năm 1930 - Ảnh 1.

Hình minh họa Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ ngày 6-1-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có hai đại biểu Đông Dương Cộng sản, hai đại biểu An Nam Cộng sản đảng và hai đại biểu ngoài nước.

Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đưa ra Lời kêu gọi.

Hội nghị của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp nhất Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là mọt cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênnin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam-một nước thuộc địa của thực dân Pháp, mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.

Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia giấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã được hợp nhấ thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) quyết định lấy ngày 3-2-1930 là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

Luận cương chính trị (10-1930)

Giữa lúc cao trào cách mạng của quần chúng đang dâng lên. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quôc) vào tháng 10-1930. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

Hội nghị thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú khởi thảo.

Phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức ra đời năm 1930 - Ảnh 2.

Tượng Tổng bí thư Trần Phú (Ảnh: baomoi.com.vn)

Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia lúc đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt. Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa mà thẳng tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện được nhiệm vụ của Đảng trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đại đa số quần chúng, lãnh đạo đấu tranh đòi các quyền lợi trước mắt, đưa dần quần chúng lên trận tuyến cách mạng và đến khi tình thế cách mạng xuất hiện thì phát động quần chúng vũ trang bạo động, đánh đổ chính quyền của giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền cho công nông. Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp.

Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (từ tháng 10-1930 đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương), là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và gia cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênnin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX.

Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. 

Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng từ đây, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 9, tr 69-70-71.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại