Báo động "Xuất phát khẩn cấp", "Xuất phát khẩn cấp" vang lên, một phi công máy bay chiến đấu ngồi trong phòng trực chiến (ALT) đứng bật dậy và chạy theo bản năng. Máy bay chiến đấu bắt đầu gầm rú ở cuối đường băng, cất cánh lên bầu trời trong 8 giây, JoongAng Ilbo tường thuật hoạt động của Sư đoàn không quân 8 trong ngày 3/4 vừa qua tại căn cứ không quân quan trọng, chỉ cách giới tuyến phi quân sự liên Triều 95km.
Chỉ mất chưa đầy 5 phút để các máy bay chiến đấu cất cánh từ Wonju đến biên giới phi quân sự. Đội ngũ này luôn luôn sẵn sàng ứng phó ngay lập tức nếu máy bay chiến đấu Triều Tiên tiếp cận hay xâm nhập vùng biên giới phi quân sự bất cứ lúc nào ở các căn cứ không quân ở Kangneung (phía Đông) và Suwon (phía Tây) và xung quanh thủ đô.
Theo báo Hàn Quốc, các phi công chiến đấu của không quân Hàn Quốc thức suốt 24 giờ và trên bầu trời bán đảo Triều Tiên luôn có một máy bay chiến đấu thực hiện tuần tra biên giới. Nếu trường hợp khẩn xảy ra, sẽ có thêm máy bay chiến đấu khác cùng gia nhập với máy bay tuần tra nói trên.
Các phi công chiến đấu đưa máy bay rời khỏi đường băng trong 8 phút kể từ thời điểm phát động lệnh khẩn cấp và hoàn thành báo cáo cho tháp điều khiển trên không.
Thời gian điều động khẩn cấp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại máy bay, nhiệm vụ và lực lượng không quân.
Trong trường hợp căng thẳng giữa hai miền liên Triều tăng lên, họ sẽ ngồi sẵn trong buồng lái máy bay chiến đấu đồng thời rút ngắn thời gian xuất phát ngay khi có mệnh lệnh và cất cánh chỉ trong vài giây.
Đó là lý do tại sao nhiều một số phi công chiến đấu luôn túc trực ở phòng trực chiến 365 ngày một năm để có thể ra trận bất cứ lúc nào. Có hàng chục máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân Hàn Quốc có thể cất cánh bất cứ lúc nào khi có tình huống xảy ra.
Không ai biết khi nào mệnh lệnh sẽ được truyền xuống. Các phi công và thợ bảo dưỡng do đó luôn đảm bảo cả người và máy bay luôn trong tư thế chuẩn bị xuất kích ứng phó bất cứ thời điểm nào. Họ không bao giờ rời khỏi phòng chờ, các bữa ăn cũng được giao đến tận phòng và dùng bữa nội bộ với nhau. Không khí căng thẳng đến mức họ thường phải đi vào phòng vệ sinh sau mỗi lần báo cáo.
Các phi công luôn mặc sẵn trang phục bay (G-suit) đồng thời cũng trang bị sẵn những thiết bị cần thiết và đợi lệnh. Ngay khi tiếng còi báo động vang lên, những phi công này sẽ lao mình ra đến máy bay như một bản năng.
"Đó là một niềm vinh dự lớn với chúng tôi khi được tiếp nhận huấn luyện bằng những chiếc máy bay chiến đấu nội địa tối tân và chính tay chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ phòng không không quân do Tổ quốc đặt ra" - Đại úy Jang Hyun Taek, một phi công lái máy bay chiến đấu FA-50 cho biết tại phòng trực chiến.
Phi công chiến đấu thường phải cố gắng để có thể cải thiện khả năng chiến đấu tốt hơn. Họ thường bay 1 hoặc 2 lần một ngày để thành thạo và duy trì các kỹ năng bay.
Không quân Hàn Quốc và không quân Mỹ cho rằng các phi công chiến đấu phải duy trì thời gian bay ít nhất 150 giờ mỗi năm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu mà không gặp sự cố.
Một quan chức quân đội nước này cho biết: "Một phi công phụ trách nhiệm vụ chiến đấu đang bay khoảng 15 đến 20 ngày/tháng và khoảng 1-2 giờ mỗi ngày".
Các phi công cũng được phát triển khả năng thực hiện nhiệm vụ trên mặt đất. Họ được đào tạo các kĩ năng này bằng cách sử dụng những chuyến bay giả định. Điều này nhằm chuẩn bị cho những tình huống bất thường như thời tiết xấu hay kết nối không ổn định...
Các phóng viên cũng đã trải nghiệm trực tiếp trên những chuyến bay giả định này khi bay qua núi Baekdu và trên bầu trời Seoul. Các màn hình điều khiển quanh phi công cũng liên tục thay đổi đến chóng mặt. Nó giống với thực tế đến mức khiến họ mất cảm giác đang trong chuyến bay giả định.
Cựu quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết: "Các phi công bay thăm dò mục tiêu tấn công quanh vùng Triều Tiên theo như nhiệm vụ đã được giao cho mỗi người trước đó cũng như tăng cường khả năng tác chiến của họ."