Phát hiện sự sống ở sa mạc khắc nghiệt nhất hành tinh

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học vừa tìm thấy vi khuẩn sinh sống trên sa mạc Atacama khô cằn nhất – nơi được ví như sao Hỏa của Trái Đất.

Phát hiện đột phá

Vào tháng 2/2017, các nhà sinh vật học Chile phát hiện thấy vi khuẩn sinh sống "ẩn dật" sâu bên dưới lòng đất ở sa mạc Atacama. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy 70 loài vi sinh vật tồn tại được ở sa mạc khô cằn này.

Armando cho hay, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số hình thức của sự sống thích nghi với điều kiện sa mạc. Ví dụ, một con nhện có thể tận dụng những giọt nước đọng lại trên mạng nhện vào buổi sáng.

Bây giờ, nhờ phát hiện sự sống đột phá trên sa mạc Atacama, các nhà khoa học khẳng định sự sống trên sao Hỏa là hoàn toàn có thể. Các nhà sinh vật học cho hay, nếu sự sống trên sao Hỏa thì có lẽ chúng ở bên trong hang động hoặc dưới lòng đất.

Phát hiện sự sống ở sa mạc khắc nghiệt nhất hành tinh - Ảnh 1.

Sa mạc Atacama không hề có một trận mưa đáng kể nào trong suốt khoảng thời gian rất dài 1570-1971. Ảnh: Getty.

Trước đó, theo các nhà nghiên cứu, sa mạc Atacama ở Chile không hề có một trận mưa đáng kể nào trong giai đoạn từ năm 1570 – 1971. Nơi đây được xem là địa điểm trên Trái Đất có đặc điểm giống với hành tinh đỏ (sao Hỏa) nhất.

Các nhà nghiên cứu của NASA đã kết luận, sa mạc Atacama là nơi khô hạn nhất trên thế giới với lượng mưa trung bình thấp ở mức kỉ lục, khoảng 1mm/năm.

Dù các đỉnh núi bị bao phủ trong tuyết, nhưng nhiệt độ tại vùng đất gần như cằn cỗi này vẫn có thể đạt khoảng 40 độ C.

Phát hiện sự sống ở sa mạc khắc nghiệt nhất hành tinh - Ảnh 2.

Atacama có cảnh quan và điều kiện sống gần giống sao Hỏa. Ảnh: Getty

Theo Armando Azua, nhà sinh vật học người Chile nhận định: "Atacama là sa mạc khô nhất và lâu đời nhất trên Trái Đất, với tuổi đời là 150 triệu năm. Có lẽ ở sa mạc này, bạn có thể nhìn thấy sự sống trong quá khứ của sao Hỏa".

Phát hiện sự sống ở sa mạc khắc nghiệt nhất hành tinh - Ảnh 3.

Lượng mưa trung bình ở đây chỉ có 1mm/ năm. Ảnh: Getty

Nghiên cứu về các dạng sống trong sa mạc Atacama, Armando nhận định, các sinh vật nơi đây có khả năng chịu đựng và sống tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Nhóm nghiên cứu của ông hiện đang làm việc và gửi một số hạt giống lên trên sao Hỏa và Mặt Trăng để theo dõi xem chúng sẽ phát triển ra sao trong không gian.

Nhiệm vụ này được kỳ vọng là sẽ giúp xác định những hành tinh có thể tồn tại sự sống và trở thành thuộc địa của con người trong tương lai nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng.

Nguồn: Express

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại