Trước đó, những vòng tròn bí ẩn trên sa mạc Namib ở Namibia đã khiến các nhà khoa học tranh cãi trong suốt một thời gian dài. Cụ thể, các nhà nghiên cứu từ Viện đại học Princeton (Mỹ) và Đại học Strathclyde (Anh) đã đưa ra hai giả thuyết sau:
Giả thuyết thứ nhất cho rằng những vòng tròn chính là vết tích của những gò mối khổng lồ, nơi loài mối Psammotermes allocerus thường sống ở khu vực sa mạc.
Những vòng tròn bí ẩn khiến nhiều người còn cho rằng chúng có thể là chế tác của thần linh hay dấu ấn mà người ngoài hành tinh để lại trên Trái Đất.
Trong khi đó, giả thuyết thứ hai lại nghiêng về cuộc chiến thực vật cạnh tranh giành nguồn nước và chất dinh dưỡng khan hiếm trong môi trường sống khắc nghiệt.
Có vẻ như một trong hai giả thuyết đã có phần đúng, ít nhất là cách giải thích về cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt giữa các loài động, thực vật ở sa mạc.
Mới đây, nhóm chuyên gia kết hợp cả hai giả thuyết vòng tròn chính là kết quả của những trận địa cạnh tranh của loài mối và thực vật, đứng đầu là giáo sư Corins Tarnita, một nhà nghiên cứu chuyên về sinh thái học và sinh vật học tiến hóa tại Đại học Princeton.
Bí ẩn đã được giải
Sau khi mô phỏng trên máy tính, Tarnita và những cộng sự của bà nhận thấy rằng những "vòng tròn thần tiên" có thể chính là sự kết hợp hoàn hảo của sự phá hoại của loài mối và cuộc chiến cạnh tranh nguồn nước khốc liệt giữa các bụi cây.
Bà Tarnita cho biết trong một tuyên bố: "Nhiều loài côn trùng có xu hướng bành trướng lãnh thổ và tranh giành ảnh hưởng của nhau. Theo thời gian, những gò mối lớn muốn xóa bỏ những gò mối nhỏ".
Cuộc cạnh tranh nguồn nước giữa các loài thực vật và sự bành chướng của những gò mối lớn đã tạo ra những vòng tròn thần tiên trên sa mạc Namib.
Chính sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài động, thực vật đã tạo nên cảnh quan có 1-0-2 ở sa mạc Namib, đặc biệt là những vòng tròn thần tiên bí ẩn.
Theo các nhà nghiên cứu, thảm thực vật ở sa mạc Namib được tổ chức theo quy tắc "phụ thuộc lẫn nhau", các bụi cây cỏ mọc và phân bổ xung quanh các tổ mối để tận dụng nguồn chất dinh dưỡng và độ ẩm được lưu trữ trong các gò.
Những gò mối có thể mở rộng địa bàn hoạt động lớn hơn nữa, nhưng chính những bụi cây trong sa mạc đã khiến những vòng tròn do loài mối tạo ra phải thu hẹp nhỏ lại.
Theo Juan Bonachela, một nhà sinh thái học tại Đại học Strathclyde, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết:
"Những phát hiện của chúng tôi dựa trên kết hợp hài hòa cả hai giả thuyết và tìm thấy một lời giải thích có thể giải đáp bí ẩn về những vòng tròn kỳ lạ. Hành vi cạnh tranh nguồn nước có mối quan hệ tương hỗ tới toàn bộ hệ sinh thái.
Chính điều này đã tạo điều kiện cho các loài thực vật sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Những vòng tròn thần tiên giống như một bức tranh thiên nhiên, nhắc nhở chúng ta về sự cân bằng và sự tương tác cần thiết giữa các loài sinh vật để duy trì các hệ sinh thái".
Nghiên cứu về những vòng tròn bí ẩn trên sa mạc Namib được công bố trên tạp chí Nature.
(Nguồn: Livescience)