Icarus với tên chính thức là MACS J1149 + 2223 Lensed Star 1, được ghi nhận ngôi sao xa nhất mà con người có thể nhìn thấy từ Trái đất cho đến nay.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra nó thông qua một vụ nổ siêu tân tinh ở một cụm sao thiên hà khổng lồ cách trái đất khoảng 5 tỷ năm ánh sáng.
Ngôi sao này đã được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu về siêu tân tinh SN Refsdal với Kính viễn vọng Không gian Hubble.
Nghiên cứu những hình ảnh về siêu tân tinh từ năm 2004 đến năm 2016, các nhà thiên văn học phát hiện ra một điểm sáng bất thường. Họ xác định đây là ánh sáng từ một ngôi sao xanh được phóng to hơn 2000 lần so với kích cỡ của nó.
Người ta thường chỉ phát hiện ra cả một dải thiên hà hoặc các siêu tân tinh, việc phát hiện ra một ngôi sao đơn ở khoảng cách xa như vậy là nhờ một hiện tượng lạ thường.
Ánh sáng từ Icarus đã được phóng đại không chỉ bởi tổng khối lượng khổng lồ của cụm thiên hà MACS J1149 + 2223- nằm cách trái đất 5 tỷ năm ánh sáng - mà còn là do một ngôi sao trong cụm thiên hà đã chắn giữa đường chiếu ánh sáng từ ngôi sao đến trái đất, tạo ra một hiệu ứng gọi là thấu kính hấp dẫn.
Hiện tượng này xảy ra khi lực hấp dẫn từ một thiên thể khổng lồ hoạt động như một cái kính lúp, uốn cong và khuếch đại ánh sáng từ các vật thể phía sau nó.
Icarus sẽ là một điểm tham chiếu cho các nhà thiên văn học trong việc nghiên cứu sự tiến hoá của các ngôi sao thông qua thấu kính hấp dẫn.
Ánh sáng rực rỡ của Icarus cũng giúp các nhà thiên văn kiểm tra các giả thuyết về vật chất tối – đối tượng bí ẩn và khó nắm bắt nhất được cho là chiếm phần lớn khối lượng trong vũ trụ.
(Theo Nationalgeographic)