Sau hàng thập niên thắc mắc, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã dò được tín hiệu của những ngôi sao đời đầu và đây được coi là một bước đột phá thiên văn lớn nhất từ trước tới nay.
Với giới nghiên cứu, sự kiện này còn lớn hơn cả sự kiện dò được sóng lực hấp dẫn chứng minh sự tồn tại của vật chất tối năm 2015, mang về giải Nobel danh giá cho nhóm quan sát. Giới khoa học cũng đã tin rằng sẽ dò được những tín hiệu này nhưng không ngờ có thể dò được sớm như vậy.
Nhóm quan sát đã dò được tín hiệu của những ngôi sao đời đầu nhờ một quang phổ kế có kích thước tương đương một chiếc bàn ăn đặt trên một sa mạc ở Australia.
Những ngôi sao này được tin là tồn tại từ 13,6 tỷ năm trước, tức là khoảng 180 triệu năm sau vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ, theo đó chung là cội nguồn của mọi vật chất nặng trong vũ trụ, gồm cả những vật chất thiết yếu hình thành nên sự sống. Những ngôi sao cổ xưa hình thành trước Hệ Mặt Trời và Mặt Trời khoảng 9 tỷ năm.
Các nhà khoa học không thể quan sát trực tiếp những ngôi sao cổ xưa bằng kính thiên văn, nhưng những tín hiệu nhận được nhờ sóng radio dò từ không gian giúp họ có những thông tin đầu tiên về các tinh cầu này.
Phát hiện mới được kỳ vọng sẽ mở đường cho công cuộc nghiên cứu về vật chất tối vô hình và bí ẩn nhưng lại chiếm phần lớn không gian vũ trụ. Theo nhà thiên văn học Judd Bowman của Đại học bang Arizona (Mỹ), phát hiện mới cũng mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về giai đoạn đầu hình thành vũ trụ.
Giới khoa học tin rằng khoảng 400.000 năm sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ vẫn là một khoảng đen vô tận đầy hydrogen. Nhưng nhờ lực hấp dẫn, những vùng tập trung nhiều hydrogen đã được đẩy về gần nhau và hình thành nên những ngôi sao đầu tiên và từ đó dần dần hình thành nên những hành tinh tiếp theo trong đó có cả Hệ Mặt trời.
Cần thêm các thí nghiệm độc lập khác để kiểm chứng kết quả mới tìm được này. Nếu những giả thiết này được khẳng định thì giới khoa học sẽ có thêm những thông tin mới mang tính nền tảng về vật chất tối vốn cấu thành 85% vật chất trong vũ trụ nhưng lại vô hình trước mọi ống kính thiên văn.
Nhà thiên văn học đạt giải Nobel Brian Schmidt của Đại học Quốc gia Australia cho rằng nếu những kiểm chứng về thời gian cho kết quả đúng như những gì các nhóm quan sát ước tính thì đây sẽ là một khám phá mang tính cách mạng.