Phát hiện hóa thạch mới tiết lộ: Sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch cho thấy bằng chứng về sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi.

Theo đó, các nhà khoa học nghiên cứu những tảng đá cổ được tìm thấy ở Saglek thuộc phía bắc Labrador (Canada) có niên đại ít nhất là khoảng 3,95 tỷ năm trước, có thể tiết lộ bí ẩn mới về sự sống trên Trái Đất.

Theo các nhà khoa học, vào thời 3,95 tỷ năm trước, Trái Đất vẫn còn tương đối trẻ vì nó được hình thành trước đó khoảng 4,5 tỷ năm và có lẽ vẫn đang trong giai đoạn bị những thiên thạch cổ "tấn công".

Từ những bài kiểm tra trên những tảng đá cổ cho thấy, các lớp trầm tích trên đá có thể là do các sinh vật sống hình thành và nhiều khả năng là tồn tại nhiều loại thực vật đơn bào có khả năng quang hợp.

Phát hiện hóa thạch mới tiết lộ: Sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi - Ảnh 1.

Sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi. Ảnh: Space

Những tảng đá ở độ tuổi này rất khan hiếm và thường được tìm thấy trong tình trạng bảo quản kém. Điều này àm cho công tác nghiên cứu gặp nhiều khó khăn để thiết lập sự hiện diện về những dấu hiệu đầu tiên của sự sống.

Đá lửa có thể tập trung và phân bổ rộng rãi vào thời điểm 3,95 tỷ năm trước và đây là lý do khiến loại đá này trở nên khan hiếm trong thời đại ngày nay.

Các nhà nghiên cứu cho biết, cách hình thành những tảng đá cổ ở các khu vực Akilia, Greenland và Nuvvuagittuq (Canada) đã không phát hiện thấy các dấu vết của than chì. Tuy nhiên, than chì lại được tìm thấy ở 54 trong số 156 mẫu đá trầm tích lấy ở khu vực Saglek.

Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích đồng vị cacbon, các nhà nghiên cứu đã tìm ra dấu tích của than chì trong các lớp đá cổ.

Phát hiện hóa thạch mới tiết lộ: Sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi - Ảnh 2.

Các nhà khoa học phát hiện graphite (than chì) trong những lớp đá trầm tích cổ 3,95 tỷ năm tuổi. Ảnh: Independent

Tiến sĩ Mark Sutton, nhà cổ sinh vật học tại trường Imperial College London cho biết, việc phát hiện thấy các dấu hiệu của than chì trong các tảng đá cổ có thể là bằng chứng sinh học về sự sống tồn tại ở thời kỳ sơ khai của lịch sử Trái Đất. Tuy nhiên kết luận này có thể gây nên không ít tranh cãi.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sống đối với thời kỳ này là rất "đối nghịch", bởi vì bề mặt Trái Đất vẫn còn nóng chảy.

Tuy nhiên nghiên cứu lại không phát hiện thấy sự hình thành những tảng đá, lớp trầm tích cổ trong điều kiện khắc nghiệt.

Dù vậy, nhưng khám phá thú vị về những hóa thạch 3,95 tỷ tuổi có thể có ý nghĩa quan trọng cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Các nhà nghiên cứu nhận định, nếu như sự sống "sơ khai" được tìm thấy bắt đầu trên Trái Đất, thì rất có khả năng nó sẽ được tìm thấy ở những hành tinh khác.

Ngoài ra, nếu phát hiện này được xác thực, sự sống trên Trái Đất có thể bắt đầu hình thành từ lâu đời và có lẽ là phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Phát hiện hóa thạch mới tiết lộ: Sự sống trên Trái Đất có thể gần 4 tỷ năm tuổi - Ảnh 3.

Sự sống có thể xuất hiện trên các hành tinh như Sao Hỏa. Ảnh: Telegraph

Trước đó, vào năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đại học Wollongong, Australia phát hiện thấy cấu trúc hóa thạch đá stomatolite.

Hóa thạch được tìm thấy ở đảo Greenland được cho là bằng chứng về sự sống lâu đời nhất trên Trái Đất, với ước tính tồn tại cách đây 3,7 tỷ năm.

Một chuyên gia của NASA nhận định, sự sống có thể tồn tại và phát triển ngay cả trong những điều kiện "ngặt nghèo". Điều này có thể giúp chúng ta tăng cơ hội tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

Nguồn: Independent, Sciencerecorder

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại