Liên quan đến việc ông Dương Công Kiên (33 tuổi, ngụ TP.HCM) ở tiệm vàng Hoàng Mai bị xử phạt hành chính 400 triệu đồng vì mua bán ngoại tệ, chúng tôi có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Trưởng văn phòng Luật Sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), để làm rõ thêm những khúc mắc trong vụ việc này.
Theo luật sư, quyết định xử phạt của UBND TP.HCM đã hợp lý chưa?
Trong những ngày qua, tôi có theo dõi thông tin vụ việc từ báo đài và tôi thực sự rất bất ngờ với quyết định xử phạt 400 triệu đồng từ UBND TP.HCM. Theo như trần tình của ông Dương Công Kiên (33 tuổi, ngụ TP.HCM) thì ông không phải là người trực tiếp thực hiện việc mua bán ngoại tệ (100 USD).
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai khẳng định tiệm vàng của bà không thực hiện bất kì giao dịch thu đổi ngoại tệ nào nên quyết định xử phạt của UBND TP.HCM là không thuyết phục.
Điều đáng nói là khi công an ập vào, không bắt được quả tang, qua khám xét trong người ông Kiên, công an cũng không thu giữ được tang vật của vụ án, mãi đến khi khám xét toàn bộ số tiền trong két sắt mới thu được 100 USD. Qua camera thu giữ, công an cũng không thấy có người vào tiệm vàng thực hiện giao dịch tại thời điểm đó. Thực chất tờ 100 USD mà công an Quận Bình Thạnh cho là tang vật vi phạm được lấy từ trong két sắt của bà Mai, không phải là tang vật của vụ án.
Sự việc xảy ra từ ngày 24/4 nhưng đến ngày 19/5 mới có quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi của ông Kiên. Như vậy, theo luật sư, việc ra văn bản quyết định xử phạt có vấn đề gì không?
UBND TP.HCM quyết định xử phạt ông Dương Công Kiên khi căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính lập ngày 19/5 về hành vi hoạt động ngoại hối (thu đổi ngoại tệ) mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép.
Tuy nhiên, điều tôi nhận thấy chưa rõ ràng và băn khoăn là khi việc vi phạm xảy ra vào ngày 24/4, lúc đó vì sao không có biên bản vi phạm ngay khi phát hiện ra hành vi thu đổi ngoại tệ trái phép?
Theo luật sư, việc xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức thì cần có đủ những yếu tố nào? Và trong trường hợp ông Dương Công Kiên thì đã đủ cơ sở để xử phạt hành chính chưa?
Căn cứ vào lời khai trên thì vấn đề pháp lí cần đặt ra trong vụ án này là phải xác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và tang vật của vụ án. Nếu không chứng minh được 2 điểm trên thì việc xử phạt sẽ không đảm bảo yếu tố pháp lí. Và như thế sẽ không thuyết phục người dân.
Do vậy, trong trường hợp này cơ quan chức năng phải có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm của ông Kiên bằng các chứng cứ cụ thể và thuyết phục (như hình ảnh, camera hay bắt quả tang hoặc khám xét trong người ông Kiên phát hiện tang vật của vụ án...) thì khi đó việc xử phạt hành chính đối với ông Kiên mới đảm bảo về mặt pháp lí.
Việc UBND TP.HCM đưa ra quyết định xử phạt 400 triệu đồng đối với ông Dương Công Kiên cho thấy sự chưa thống nhất trong việc xử phạt về hành vi thu đổi ngoại tệ?
Theo quy định của điểm d, khoản 3, điều 18 Nghị định 202/2004 NĐ/CP và được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi: Mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật có khung hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, các văn bản này không hề đề cập đến việc mức phạt đó áp dụng cho đối tượng nào cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên trong trường hợp này thì với việc xử phạt ông Kiên số tiền 400 triệu đồng thì có thể thấy các cơ quan chức năng đang áp dụng khung hình phạt theo khoản 5 điều 18 nghị định 202/2004 NĐ/CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 1, điều 1 Nghị định 95/ CP/2011/ NĐ-CP tức là: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ.
Như vậy, rõ ràng trong vụ việc này có 2 luồng quan điểm trong việc áp dụng mức xử phạt nếu cho rằng ông Kiên đã vi phạm và việc xử phạt hành chính của cơ quan chức năng là đúng thì việc áp dụng theo khoản 3 hay khoản 5 của điều 18 nghị định 202/2004 NĐ-CP và được sửa đồi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP vẫn là chưa được rõ ràng.
Theo như bà Nguyễn Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu vàng Hoàng Mai, đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xác nhận, ông Dương Công Kiên không có hợp đồng lao động và ông không phải là nhân viên công ty. Như vậy, việc áp dụng xử phạt ông Dương Công Kiên trong trường hợp này có chính xác?
Nếu đúng ông Kiên không phải là nhân viên hay người làm công trong công ty hay tiệm vàng Hoàng Mai thì việc áp dụng xử phạt ông Kiên vi phạm theo hình thức là hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ theo khoản 5 Điều 18 Nghị định 202/2004/NĐ/CP và được sửa đồi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP là chưa đúng bản chất sự việc. Khi đó chỉ có thể áp dụng mức phạt từ 50 - 100 triệu đồng (nếu xác định đúng ông Kiên đã có hành vi vi phạm trước đó).
Xin cám ơn luật sư!
Theo điểm a, b và điểm đ điều 3 Luật xử lí vi phạm hành chính thì:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Khám xét tiệm vàng Hoàng Mai
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA