Con vung tay tát, mẹ gãy xương sườn thì bị tội gì?

Thiên Cầm |

(Soha.vn) - Những hành động tát bố mẹ của người con trai bị xử lí tội cố ý gây thương tích hay tội bạo hành ngược đãi bố mẹ?

Tôi có biết 1 người phụ nữ gần 50 tuổi thường bị con dâu, con trai tỏ thái độ coi thường, không coi trọng. Trong 1 lần mâu thuẫn, giằng co giữa 2 mẹ con, người con trai đó đã vung tay tát, đánh bà mẹ nhập viện với những vết thương phần mềm, gãy 1 xương sườn.

Tôi muốn hỏi với những hành động như vậy thì người con trai đó bị xử lí tội cố ý gây thương tích hay tội bạo hành ngược đãi bố mẹ? Và hành vi đó bị xử lí thế nà

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

Hành vi của người con đánh bố của mình có thể bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự hoặc Tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ… theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự.

Điều 151 Bộ luật hình sự quy định như sau:

“Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” .

Tại Mục 7, Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BCA – BTP –TANDTC – VKSNDTC ngày 25/9/2001 hướng dẫn Điều 151 Bộ luật hình sự như sau:

“Về tội ngược đãi,hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình:(Điều 151 BLHS).

7. 1. Hành vi ngượcđãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàngngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịurét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thânthể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

7.2. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hành vi ngược đãi,hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinhthần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hại đến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS).

Trong trường hợp thương tích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tùy trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người; nếu làm cho nạn nhân bị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tử theo Điều 100 Bộ luật Hình sự.

b) Người thực hiệnhành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

7.3. Đối tượng bị xâm hại quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự bao gồm:

a) Ông bà, bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại;

b) Cha mẹ, bao gồm chamẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế,;

c) Vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình;

d) Con, bao gồm con đẻ (con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêngcủa vợ hoặc con riêng của chồng;

đ) Cháu, bao gồm cháu nội, cháu ngoại;

e) Người có công nuôi dưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những người khác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.

Cần lưu ý, chỉ những trường hợp hành hạ, ngược đãi các đối tượng nêu trên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; nếu hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối với người không thuộc nhũng đối tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự. 

Trường hợp hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự.”

Do vậy, nếu không xử lý về tôi cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự thì hành vi bạo hành của người con đó cũng bị xử lý về tội danh theo Điều 151 bộ luật hình sự nêu trên. Mức hình phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ thương tật của người bị hại, nhân thân của người con đó và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức thấp nhất thì khung hình phạt cũng là ba tháng đến ba năm tù (khoản 1, Điều 151 BLHS).

Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tham gia tố tụng, bào chữa tại Tòa án Việt Nam trong các vụ án: Dân sự, Hình sự, Lao động, Hành Chính, Kinh doanh thương mại.
Ngoài ra Luật sư Cường còn tham gia tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và cung cấp dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật...

Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tham gia tố tụng, bào chữa tại Tòa án Việt Nam trong các vụ án: Dân sự, Hình sự, Lao động, Hành Chính, Kinh doanh thương mại.

Ngoài ra Luật sư Cường còn tham gia tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và cung cấp dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại