Vụ 10 năm oan sai ở Bắc Giang: ĐBQH đồng loạt lên tiếng

"Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã có bản án, nên trách nhiệm thuộc về ngành tòa án. Tiền bồi thường (đối với án oan sai) lấy từ ngân sách". Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường lên tiếng.

>> Toàn cảnh vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị xử oan ÁN OAN 10 NĂM

ĐBQH - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Ngành tòa án phải chịu trách nhiệm.

"Vụ án Nguyễn Thanh Chấn đã có bản án, nên trách nhiệm thuộc về ngành tòa án. Tiền bồi thường (đối với án oan sai) lấy từ ngân sách. Còn cá nhân để xảy ra sự việc có trách nhiệm phải bồi hoàn. Phải nói rằng không có nền tư pháp nào chính xác 100%, nhưng để lọt những cái sơ đẳng này tôi cho là do việc tranh tụng ở tòa chưa được thấu đáo".

ĐBQH - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Ngành tòa án phải chịu trách nhiệm.
ĐBQH - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Ngành tòa án phải chịu trách nhiệm.

Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: Phải điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến oan, sai.

Sắp tới, vụ việc liên quan đến phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn, TAND Tối cao sẽ xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm.

Nếu tòa kết luận phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn bị kết tội oan thì phải kịp thời minh oan, khôi phục đầy đủ quyền lợi hợp pháp, bồi thường nhà nước cho người bị kết tội oan; điều tra, xử lý nghiêm người phạm tội; đồng thời, phải điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến oan, sai, xác định trách nhiệm, xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, truy tố, xét xử oan đối với ông Nguyễn Thanh Chấn theo quy định của pháp luật.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Điều gì khiến sau 10 năm mọi chuyện mới sáng tỏ?

Vụ công dân Nguyễn Thanh Chấn được giải oan sau 10 năm ngồi tù, tôi lại nghĩ đến các bộ phim hình sự của Mỹ, đó là nhiều khi người ta phải tự đi giải quyết việc của mình, tự giải oan cho mình. Điều gì khiến sau 10 năm mọi chuyện mới sáng tỏ? Vậy câu chuyện cách đây 10 năm là như thế nào? Tỷ lệ án oan là bao nhiêu? Trong án oan ấy có bao nhiêu án oan được giải? Tôi cho rằng, có vấn đề liên quan đến chất lượng của bộ máy điều tra, bộ máy xét xử.


	Ông Dương Trung Quốc giao lưu trực tuyến với báo điện tử Trí Thức Trẻ

Ông Dương Trung Quốc giao lưu trực tuyến với báo điện tử Trí Thức Trẻ

Tôi chưa rõ trong việc này, ngoài nỗ lực của ông Chấn và gia đình mình thì các cơ quan dân cử, HĐND, ĐBQH đã tiếp cận được chưa? đã tạo ra áp lực theo quy định của pháp luật hay chưa? Câu chuyện này rung động chúng ta là bởi nó lật lại một loạt vấn đề về cơ chế, về trách nhiệm. Tôi nói rằng, sắp tới mà xét xử, kết án đúng người, đúng tội và phải giải oan cho ông Chấn, thì chắc chắn đi cùng với đó là việc đền bù. Mà đền bù chính là công quỹ  đền bù, chứ không phải những người làm sai đền bù.

ĐBQH - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ép cung là sai luật.

Trong đường lối xử lý hình sự của chúng ta, một điều rất quan trọng là không được để lọt tội phạm, nhưng kiên quyết không để oan sai cho người dân. Về dấu hiệu ép cung, dùng nhục hình; theo quy định pháp luật, nếu có trường hợp bị ép cung là cơ quan chức năng làm trái pháp luật. Cần có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả vấn đề này để pháp luật được thực thi mọi lúc, mọi nơi.

ĐBQH Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa: Vì sao chứng cứ ngoại phạm lại bị bác bỏ?

Nếu trong vụ này, đã có chứng cứ rõ ràng, cung cấp cho cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án rằng ông Chấn có bằng chứng ngoại phạm, nhưng chứng cứ hiển nhiên đó lại bị bác bỏ, thì phải xem nguyên nhân gì? Do cố tình thiên vị, hay vô cảm với quyền của bị can, bị cáo, hay cố tình bảo vệ kết quả bức cung hay thậm chí có tiêu cực, tham nhũng thì phải có xử lý nghiêm khắc hơn.

Nhưng quan trọng nhất, trong câu chuyện này là phải bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ được có luật sư ngay từ giai đoạn đầu; hết sức tạo điều kiện giám sát để loại trừ hành vi bức cung, và dùng nhục hình dưới mọi hình thức khác nhau một cách triệt để, có hiệu quả nhất.

Bảo đảm quyền có luật sư, người bào chữa của bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ, bảo đảm chế độ giam giữ của họ theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm quyền của họ được tư vấn pháp luật, thì sẽ hạn chế cao nhất những oan sai. Các cơ quan có liên quan phải kiểm điểm, lỗi của điều tra thì Công an kiểm điểm, công tố thì Viện kiểm sát kiểm điểm, lỗi của tòa án thì Tòa án kiểm điểm. Phải làm rõ vấn đề này để tránh oan sai trong những trường hợp khác.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại