Do địa bàn xã
Khi chúng tôi vừa đến địa phận xã Tam Lãnh đã đi dọc theo những khe suối nhỏ, đất sét lầy lội, dốc đá trơn trượt mới có thể tiến sâu vào bên trong các chỗ khai thác vàng trái phép.
Lực lượng chức năng tịch thu các máy nổ, máy xay quặng vàng
Từ ở dưới chân núi Kẽm chúng tôi nhìn lên đã thấy các láng trại tạm bợ được dựng lên nằm sát bên nhau. Chúng tôi tiến lại gần chỗ này thì đất đá bị cày xới tung giống như hố bom, những khe núi nước chạy vàng đục ngầu.
Khi thấy chúng tôi cùng đoàn công an xã lên truy quét, những phu vàng đã nhanh chóng bỏ lều chạy lên trên đỉnh núi hoặc chui vào hầm trốn tránh. Tại hiện trường, nhiều hầm chứa quặng, đất đá bị cáy xới nát cả một vùng.
Một người dân có mặt tại nơi này cho biết: “Khi đào xới vào sâu trong núi rừng, tạo những hầm, hố để tìm quặng và dùng xà beng, các dụng cụ khác để khái thác.
Sau đó, quặng vàng được đưa vào máy nổ để xay nhuyễn và chuyển về các thùng chứa bằng các đường ống dẫn nước. Ngoài ra, các phu vàng sẽ sử dụng các hóa chất độc như cyanua để lọc vàng”.
Theo quan sát của chúng tôi, thì nhiều phu vàng ở nơi đây, chủ yếu là dân nghèo lao động rất nặng nhọc và đa số các lao động này không được bảo hộ lao động.
Hàng chục người đang ra sức đào xới cạnh những hầm hố sâu bên những vách núi rất nguy hiểm.
Khai thác quặng vàng ở núi Kẽm xuất hiện nhiều hố sâu rộng
Ngoài ra, khi đào xới núi rừng tạo thành những hầm, hố sâu rộng gần 2 đến 3 mét và toàn bộ cây cối ở chỗ khai thác vàng đều được chặt đốn hạ để phục vụ công việc tìm quặng vàng. Nhiều khe núi nước chạy vàng đục ngầu ô nhiễm nặng.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng công an xã