Tartus, nơi Nga đặt căn cứ hải quân và bàn giao cho Syria để bổ sung lực lượng hao hụt trong những trận chiến khốc liệt.
Được biết dòng xe tăng T-62M là phiên bản nâng cấp của những xe tăng T-62 do Nga chế tạo và được đưa vào biên chế từ năm 1983.
Bức ảnh trên Internet ghi lại hàng loạt xe tăng T-62M của Nga chuyển tới cảng Tartus. Ảnh: Defense Watch.
T-62M được trang bị hệ thống tên lửa điều khiển bằng laser Sheksna (NATO định danh là AT-12 Swinger), hệ thống phòng hộ thụ động, động cơ V-55U mạnh mẽ cùng hệ thống thông tin liên lạc R-173.
Vũ khí chính của dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 là pháo nòng trơn U-5TS (2A20) cỡ 115 mm ổn định 2 trục, có tốc độ bắn tối đa 4 phát/phút khi dừng ngắn.
Trong khi đó, BMP-1 là dòng xe chiến đấu bộ binh được sản xuất từ thời Liên Xô và đưa vào biên chế trong lục quân Nga (Liên Xô) từ năm 1966. Chúng được trang bị tháp pháo 1 người với vũ khí chính là pháo nòng trơn 2A28 cỡ 73mm và có thêm 1 súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm ngay ở bên phải pháo chính.
Trên nóc tháp pháo là bệ bắn tên lửa Kolomna KBM 9K 11 Malyutka (NATO định danh AT-3 Sagger) dẫn bắn bằng dây.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Quân đội Chính phủ Syria ở thành phố Quseir, ngày 6/6/2013.
Nhiều khả năng những phương tiện chiến đấu bọc thép này được Nga lấy từ các kho dự trữ, phá niêm cất, kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa nhỏ rồi lập tức lên tàu chuyển tới cảng Tartus trao cho Syria mà không được nâng cấp.
Những bức ảnh cho thấy công tác niêm cất bảo quản xe tăng, xe thiết giáp của Nga tại các kho khá tốt. Mặc dù những chiếc xe này đã bị loại biên từ hàng chục năm trước, nhưng đến nay chúng vẫn có thể hoạt động trơn tru mà không gặp bất cứ trở ngại nào, động cơ tốt, pháo tốt, chắc chắn chúng sẽ lại làm mưa làm gió ở chiến trường Syria.
Việc ồ ạt chuyển vũ khí cho dù không phải là loại mới, hiện đại bàn giao cho Syria càng thể hiện quyết tâm giảm mạnh sự hiện diện của Quân đội Nga tại chiến trường khốc liệt này và rằng trong mấy năm nội chiến liên miên, sức chiến đấu, số lượng phương tiện bọc thép của Quân đội Syria đã bị giảm sút nghiêm trọng, cần phải được bổ sung gấp.
Xe tăng T-90 của Nga đang triển khai chiến đấu ở Syria.
Có người thắc mắc, tại sao xe tăng được Nga viện trợ ồ ạt cho Syria không phải là T-72, T-80 hay T-90 mà lại là T-62M? Rất đơn giản, dù đã cũ nhưng ít nhất, T-62M vẫn còn hoạt động tốt, hỏa lực tương đối mạnh, có khả năng phòng hộ trước nhiều loại vũ khí tấn công, và hơn hết, sức chiến đấu của Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng đã suy giảm nhiều.
Ngoài ra, Nga cũng cần giải phóng kho bãi để lấy chỗ chứa nhiều loại vũ khí hiện đại hơn đưa vào niêm cất để dự phòng lâu dài cho các tình huống chiến tranh có thể xảy ra và T-62M có thể sẽ không còn được Nga tính tới việc sử dụng nữa nên thả cửa bàn giao cho Syria hoặc đem rã ra làm sắt vụn.
Chúng ta hãy cùng chờ xem những chiếc xe tăng T-62 này chiến đấu như thế nào, liệu chúng có thể sống sót trước những quả tên lửa TOW khá hiện đại như những đàn em T-72 hay T-90 đang chứng minh hiệu quả hoạt động tuyệt vời, làm các nhà thiết kế xe tăng Nga "nở mày nở mặt" ở Syria, đặng tìm kiếm thêm được nhiều đơn hàng xuất khẩu mới.