Sự tích về ông Công ông Táo:
Có thể nói, nguồn gốc về ông Công ông Táo có nhiều dị bản trong dân gian. Tuy nhiên, tựu chung lại đều là câu chuyện về hoàn cảnh éo le của 3 người, 1 vợ, 2 chồng, 1 bà 2 ông.
Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là "tay chân" của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.
Thường ngày, ông Công ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu.
Sự tích ông Công ông Táo kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.
Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng.
Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ - chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:
-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà
-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Tục cúng ông Công ông Táo có từ khi nào?
Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò là "tay chân" của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà.
Thường ngày, ông Công ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để đến ngày trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để thưởng cho cái tốt và phạt cái xấu.
Do đó, để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất trọng thể. Tục cúng Táo quân cũng từ đó mà ra.
Ông công ông Táo 2019 là ngày bao nhiêu?
Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Tục lệ này đã có từ xa xưa dựa theo những truyền thuyết được dân gian lưu truyền. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời.
Như vậy, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay rơi vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Nghi lễ này nên được tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.