"Ông chủ chúng tôi gần 70 tuổi rồi, ngày nào cũng tới sớm nhất, tan muộn nhất...": Thái độ của bạn với công việc ra sao, cuộc đời bạn thế đó

Như Nguyễn |

Từ thái độ của một người với công việc, chúng ta có thể thấy được đẳng cấp của họ.

Một cư dân mạng từng chia sẻ về chuyện ở công ty của mình rằng:

"Sếp của chúng tôi năm nay gần 70 rồi, nhưng ngày nào cũng là người tới sớm nhất, ra về muộn nhất…"

Có người đáp lại dưới khu vực bình luận rằng: "Chính vì vậy mà luôn có những người đem lại cho người khác cảm giác rằng họ làm gì cũng có thể thành công."

Từ thái độ của một người với công việc, chúng ta có thể thấy được đẳng cấp của họ.

01

Có nhiều người thường hay hỏi tôi rằng: "Tôi nên tiếp tục làm việc hay khởi nghiệp đây?"

Lý do khiến nhiều người muốn ra ngoài khởi nghiệp như vậy, có lẽ là bởi vì họ không nhìn thấy được hi vọng với công việc hiện tại của mình, trong khi khởi nghiệp lại chính là con đường thay đổi thân phận "người làm công", tiền kiếm được đều là của bản thân, tự do tự tại, không phải nghe theo ai.

Mặt tốt tất nhiên rất nhiều, nhưng có một thực tế mà mọi người cần đối mặt đó chính là khởi nghiệp không phải trò chơi của trẻ con, đừng chỉ nhìn thấy một vài tên tuổi nổi bật với những thành tích chói lọi mà cố tình không muốn để ý tới những người thất bại khi độc lập tách ra.

Nói trắng ra thì khởi nghiệp không phải là con đường duy nhất, bởi lẽ làm một nhân viên cũng chẳng có gì là không ổn.

Thứ đang khiến bạn xuống dốc trước giờ không phải là công việc hay danh phận nhân viên của bạn, mà là thái độ làm việc của bạn, cụ thể là "thái độ người làm công".

Thế nào là "thái độ người làm công"?

Có một câu chuyện như này:

Có một lần, tôi ở bến xe đợi xe, bụng khi ấy khá đói nên đã tới một siêu thị nhỏ mua chút gì đó để ăn.

Lúc tôi ra thanh toán, có một người đàn ông trung niên cũng đi ra phía quầy và hỏi có nước nóng hay không, thái độ của nhân viên phục vụ rất hờ hững, không có ý định đáp lại, người đàn ông trung niên lại hỏi lại lần nữa, lúc này nhân viên đó mới miễn cưỡng trả lời là không có.

Người đàn ông trung niên đó nói máy nước nóng ở bến xe hỏng rồi, không có nước nóng, vốn muốn ăn chút mỳ cho đỡ đói bụng.

Tiếp đó, người đàn ông kiến nghị với cửa hàng, nói: "Thực ra cửa hàng có thể cung cấp miễn phí nước nóng, như vậy làm ăn không phải sẽ đắt khách hơn sao."

Nhân viên đó nói: "Tôi không phải ông chủ, mỗi tháng chỉ cầm ngần đó lương, chuyện làm ăn tốt hay không tốt thì liên quan gì tới tôi, sao tôi phải tự rước việc cho mình, tôi cũng đâu có ngốc."

Thái độ như vậy, chính là điển hình cho cái gọi là "thái độ người làm công".

Ông chủ chúng tôi gần 70 tuổi rồi, ngày nào cũng tới sớm nhất, tan muộn nhất...: Thái độ của bạn với công việc ra sao, cuộc đời bạn thế đó - Ảnh 3.

Ở nơi làm việc, những người như vậy có rất nhiều.

Thái độ của chúng ta với công việc thường là, bớt được việc mào hay việc nấy, tôi chỉ là làm thuê cho ông chủ, trả bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu việc.

Thực ra, cá nhân tôi thấy đề nghị của người đàn ông trung niên đó không tồi.

So với số vốn bỏ ra cho nước nóng thì việc lượng khách tăng cũng như khâu phục vụ quan trọng hơn rất nhiều, hơn nữa, không gian trong cửa hàng cũng còn trống rất nhiều, có thể kê thêm một vài chiếc bàn để mọi người dừng chân nghỉ ngơi, hoặc sắp xếp một vài trò chơi giải trí nhỏ nhỏ đơn giản rồi thu phí theo giờ chẳng hạn, những chi phí nhỏ như vậy cũng sẽ góp phần tăng doanh thu của cửa hàng, thu hút được nhiều lượt khách hàng hơn.

Nhưng khi đó tôi không nói gì, bởi tôi biết khi ấy có nói cũng chẳng có ích gì.

Có câu nói rằng bạn vĩnh viễn sẽ không thể đánh thức được một người giả vờ ngủ, tương tự, bạn cũng sẽ chẳng thể khiến một người vốn mang "tâm thái của một người làm công" suy nghĩ nhiều cho công ty.

Tôi rất đồng ý với một quan điểm nói rằng: "Lương, thực ra không phải ông chủ phát mà là tự mình kiếm được."

Nữ nhân viên kia hoàn toàn có thể thử đề bạt ý kiến "nếu tôi có thể tăng doanh số lên bao nhiêu bao nhiêu vậy thì sếp hãy tăng lương cho tôi".

Chỉ cần hợp lý, rất ít ông chủ nào từ chối điều này, có người chủ động giúp mình kiếm nhiều tiền hơn, sao lại không vui cơ chứ, đôi bên cùng có lợi mà?

Đáng tiếc là không có nhiều người có suy nghĩ này, luôn nghĩ rằng mình làm thêm một chút là mình đang chịu thiệt, luôn nghĩ rằng công ty phát triển ra sao không liên quan tới mình, dù sao thì mình cũng không phải ông chủ.

Vừa hay cũng chính tâm lý này khiến rất nhiều người đánh mất đi sự nhiệt tình với công việc, để rồi vô thức chôn vùi luôn cả tương lai, cả đời chỉ có thể làm một nhân viên rất bình thường, không cách nào phát triển.

Ông chủ chúng tôi gần 70 tuổi rồi, ngày nào cũng tới sớm nhất, tan muộn nhất...: Thái độ của bạn với công việc ra sao, cuộc đời bạn thế đó - Ảnh 5.

02

Xem công việc là sự nghiệp, bạn sẽ thu lại được rất nhiều

Nhìn thái độ của một người với công việc, bạn hoàn toàn có thể đoán được tương lai của anh ta. Có người được định sẵn là cả đời tầm thường, trong khi có những người nhất định sẽ có một tương lai huy hoàng.

Tôi phát hiện ra rằng, những người không coi công việc là "của nợ", không xem mình là người ngoài với công ty, thường là những người phát triển nhanh nhất, thu hoạch được nhiều nhất.

Chu Hồng Y, nhà sáng lập của Qihoo 360 Technology Co. Ltd., một công ty bảo mật internet của Trung Quốc từng nói rằng:

"Bất kể là khi làm việc ở Founder hay Yahoo, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đang làm công cho họ, tôi luôn cho rằng mình đang làm việc cho chính mình, và về mặt khách quan thì là đang tạo ra giá trị cho công ty.

Bên cạnh đó tôi cũng luôn cho rằng làm việc kiểu đối phó chính là đang lãng phí cuộc sống, trước khi làm bất cứ chuyện gì, tôi luôn suy xét thật kĩ xem mình học được điều gì thông qua những việc đó."

Những người không xem mình là người làm thuê luôn hết mình với công việc, mục tiêu của họ là rèn dũa, học hỏi và nâng cao bản thân, chứ không phải ôm trong mình tư tưởng đi làm ngày nào hay ngày đó, kiếm được bao nhiêu làm ngần đó.

Một người nếu suốt ngày chỉ làm việc vì lương, tầm nhìn của họ dần dần sẽ bị thu hẹp đi rất nhiều, bởi lúc nào họ cũng có tư tưởng mình bị thiệt thòi.

Ngược lại, những người xem công việc là sự nghiệp, luôn sẽ có được những thu hoạch bất ngờ.

Có một câu chuyện về một người bạn làm CEO của tôi như này.

Khoảng thời gian nghỉ lễ, cậu bạn tới công ty lấy tài liệu thì bắt gặp một nhân viên khác đang tăng ca, thấy vậy, cậu ấy qua hỏi han vài câu.

Hỏi ra mới biết cậu nhân viên ấy đang bận rộn làm kế hoạch hoạt động.

Thực ra kế hoạch này cũng không quá gấp gáp, nghỉ lễ xong rồi làm vẫn sẽ kịp.

Cậu nhân viên cười nói: "Nghỉ lễ ở nhà cũng không có việc gì làm, khách hàng này lại khá khó tính, nên giờ có nhiều thời gian thì cứ làm cho thật tốt trước, sợ sau đó lại không kịp."

Cũng chính vì chuyện này mà cậu bạn quyết định cuối tháng sẽ điều chỉnh lương cho cậu nhân viên này.

Ông chủ chúng tôi gần 70 tuổi rồi, ngày nào cũng tới sớm nhất, tan muộn nhất...: Thái độ của bạn với công việc ra sao, cuộc đời bạn thế đó - Ảnh 7.

Xem công việc là sự nghiệp và xem công việc chỉ là thứ để duy trì miếng cơm là hai tâm thái hoàn toàn khác nhau, vì người phía sau là điển hình của "thái độ người làm công", trong khi người phía trước lại mang tâm thái của một nhà khởi nghiệp, một ông chủ.

Vì vậy, mong mọi người hãy mở rộng tầm nhìn của mình ra một chút, đừng để "thái độ người làm thuê" hủy hoại tiền đồ của mình, công việc không có tốt xấu, quan trọng là bạn đối mặt với nó bằng tâm thái nào.

Một người tới thân phận là một nhân viên còn làm không tốt, sau này khởi nghiệp, chưa chắc đã thành công, sóng lớn ập đến, có lẽ những người như vậy sẽ là những người đầu tiên chết chìm.

Công việc cũng là một một hành trình "Tây du kí", mong bạn có thể "tu thành chín quả, lấy được chân kinh."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại