Trên thế giới, có một loài ong mà chỉ cần nghe thấy tên, con người đã rùng mình lo sợ, đó là loài ong bắp cày khổng lồ châu Á. Tên khoa học Vespa mandarinia, là một loài côn trùng bản địa khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á, nổi tiếng với biệt danh "ong sát thủ" bởi nọc độc và sự hung dữ của mình.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á có chiều dài lên đến gần 5cm, được xem là loài ong lớn nhất và loài ong nguy hiểm nhất thế giới. Theo nghiên cứu, nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng của nạn nhân nếu họ không được điều trị kịp thời sau khi bị chúng đốt.
Ở Nhật Bản, ong bắp cày khổng lồ châu Á được gọi là osuzumebachi, trong tiếng Nhật có nghĩa là "ong chim sẻ", sở dĩ được gọi như vậy bởi với kích thước khổng lồ của mình, ong bắp cày không thèm để ý đến phấn hoa, mật cỏ, chúng nghiền nát cả những con bọ ngựa và một số côn trùng lớn khác làm thức ăn.
Thậm chí, loài ong này còn ăn thịt cả những con ong bắp cày khác nên chúng bị gọi là ong diệt chủng. Tiếng xấu của loài ong này khiến nhiều loài động vật ghê sợ và ghét cay ghét đắng chúng.
Đối với loài người, ong bắp cảy khổng lồ châu Á cũng bị liệt vào danh sách những động vật sát thủ khi nó là nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất sáu nạn nhân ở Pháp.
Vết chích của con quái vật ong bắp cày khổng lồ dài khoảng 6mm và vết chích này cũng được ghi nhận đã giết chết 41 người và khiến hàng trăm người khác bị thương ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 2013. Tuy nhiên theo thống kê của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc số lượng nạn nhân bị loài ong bắp cày khổng lồ tấn công đã lên đến hàng ngàn người.
Không chỉ gây ra sự ám ảnh ghê rợn, ong bắp cày khổng lồ châu Á còn đe dọa cân bằng sinh thái khi chúng có khả năng xóa sổ hoàn toàn những tổ ong hàng ngàn con bằng cách ăn cắp mật ong và nhộng ong.
Với khả năng bay 100km một ngày và tốc độ bay khoảng 40km/h, ong bắp cày khổng lồ hoàn toàn có thể săn giết rất nhiều côn trùng nhỏ. Trong ảnh là cảnh tượng hãi hùng khi ong bắp cày khổng lồ chuẩn bị xé xác con mồi.
Ong bắp cày truyền tin cho nhau như thế nào?
Khoa học từng nhiều lần chứng minh rằng những con ong bắp cày (tên khoa học Vespula vulgaris) không hề biết truyền tin cho nhau, nhưng chúng lại có thể cùng nhau xây dựng và duy trì được một cái tổ phức tạp, bền vững qua nhiều thế hệ.
Trong một nghiên cứu gần đây, nhà sinh vật học Istvan Karsai, thuộc Trường ĐH Đông Tennessee, Johnson, bang Tennessee (Mỹ) và các cộng sự cho biết: loài ong này đã thực hiện nhiệm vụ của chúng căn cứ vào lượng nước có trong tổ.
Nhóm chuyên gia nhận định: ở đa số loài côn trùng có tập tính xã hội bầy đàn (như loài ong, kiến, mối...), mỗi thành viên trong tổ đều có mối liên hệ nào đó với nhau, theo cách này hay cách khác, để truyền tin cho nhau về nơi có thức ăn, báo động khi có kẻ thù hay khi xảy ra sự cố, ví dụ như bằng những vũ điệu phức tạp hay chất pheromone...
Song, loài ong bắp cày vốn kém thông minh hơn, chúng không thể nào truyền tin cho nhau theo cả hai cách trên mà chỉ thực hiện việc thay đổi hành vi của mình bằng cách theo dõi lượng nước tồn tại trong tổ. Để nhận biết lượng nước ấy, chúng sẽ trao đổi chất lỏng cho nhau qua mỗi lần chạm vào các thành viên khác sống chung trong tổ.
Ong bắp cày có nhiều tên gọi khác như ong bò, ong nghệ...Chúng xuất hiện nhiều nhất ở các nước Châu Á và Châu Âu, Bắc Á. Kích thước trung bình của loài ong này khoảng từ 2,5 đến 3,5 cm, thậm chí có con lên tới 5,5cm.
Không chỉ có kích thước khác biệt, hình dạng của chúng cũng độc đáo không kém với phần bụng và ngực được kết nối với nhau biệt bằng một “ vòng eo” siêu nhỏ. Phần bụng của chúng thuôn nhọn về cuối tại nên một thân hình riêng biệt dễ nhận dạng.
Loài ong này thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong bắp cày xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi, ong bắp cày đen khá đa dạng. Ong bắp cày thường đi săn riêng lẻ, tuy vậy chỉ có ong cái mới có ngòi độc để hạ gục đối thủ. Khi gặp nguy hiểm chúng mới tiết ra các hoocmon để kêu cứu những con ong gần đấy đến tấn công nạn nhân.
Clip nguồn youtube