Chị Phương Lị là một bà mẹ nổi tiếng ở Trung Quốc nhờ thành tích vô cùng đặc biệt: Nuôi 3 con (hai gái, một trai) thi đỗ vào Đại học Harvard - ngôi trường danh giá số 1 thế giới. Đáng nói, các con của chị không phải là thiên tài bẩm sinh. Cậu con trai thậm chí bị đánh giá "chậm" so với các bạn. Vậy nhưng dưới sự nuôi dạy của chị Phương, kỳ tích đã xuất hiện.
Dựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua những điều bà mẹ này chia sẻ, có thể thấy rằng tương lai của con trẻ thực sự ẩn chứa trong 4 điều nhỏ nhặt này:
1. Không keo kiệt lời khen ngợi với con
Phương Lị chưa bao giờ keo kiệt những lời khen ngợi với con cái. Bởi vì chị biết, sự kỳ vọng và khen ngợi của cha mẹ là động lực thúc đẩy sự tiến bộ tích cực của trẻ.
Chị Phương Lị, tác giả cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard".
"Tôi sẽ thường xuyên nói "mẹ yêu con" với bọn trẻ, ngay cả khi chúng đã làm điều gì đó sai, hay ngay cả khi chúng đang bị mẹ mắng mỏ", chị Phương chia sẻ. Dưới sự giáo dục như vậy, các con của chị Phương đều rất tự tin, không ngại lăn xả, thử làm bất cứ việc gì, dù trước đó từng thất bại. Bởi vì 3 đứa trẻ biết rằng, dù mình có sai, đằng sau vẫn còn mẹ ở đó, khuyến khích, ủng hộ mình.
Carl Pickhardt, một thành viên của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cũng từng chỉ ra rằng những đứa trẻ thiếu tự tin thường ngại thử những điều khó khăn vì chúng sợ thất bại và khiến người khác thất vọng. Vì vậy việc cha mẹ khen ngợi, khuyến khích sự tự tin của con là rất quan trọng.
2. Đặt câu hỏi cho con
Khi trẻ phát hiện cha mẹ không hiểu điều gì đó mà mình đã hiểu thì chúng sẽ rất vui nếu người lớn chủ động hỏi ý kiến và lắng nghe chúng chia sẻ. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy niềm vui, sự tự tin khi tiếp thu kiến thức.
Khi cha mẹ khen "Con giải thích hay đó", "con biết nhiều thật đó" thì trẻ sẽ càng có động lực học tập, tinh thần tích cực hơn.
3. Không đặt giới hạn cho con trẻ
Trong cuốn sách của mình, chị Phương Lị chia sẻ với các bậc phụ huynh: Đừng nói rằng ước mơ của con bạn là viển vông. Thay vào đó, hãy khuyến khích con ước mơ và sau đó nói với con rằng: Con cần nỗ lực thế nào để đạt ước mơ đó.
Hãy để những đứa trẻ biến những điều mà cha mẹ cho là ước mơ viển vông trở thành một mục tiêu để kiên trì và phấn đấu đạt được. Thực tế, nhiều em không biết ước mơ của mình là gì khi điền vào chương trình tình nguyện, trong quá trình học nhiều khi mệt mỏi, không biết nguyên nhân do đâu mà cố chấp, rồi chùng xuống.
4. Để con bạn chịu áp lực khi thất bại
Đường đời không thể thuận buồm xuôi gió mãi, sao cũng sẽ có lúc con phải đối mặt với thất bại. Lúc đó, con phải biết cách vượt qua và điều này cần được cha mẹ rèn luyện, dạy dỗ từ nhỏ. Khi con gặp khó khăn, điều cha mẹ phải làm là an ủi, dặn dò con nên dùng bản lĩnh nào để đối mặt với nó, phải làm gì tiếp theo.
Hãy cho con biết rằng ngay cả khi ở dưới đáy sâu, chúng vẫn có thể tiến về phía trước. Khi đã có tư duy phát triển, trẻ sẽ luôn có thái độ và động lực để "vùng vẫy", "vượt rào". Như vậy, một đứa trẻ dù năng khiếu không tốt vẫn có thể giành được một tương lai đầy màu sắc.