Nước Mỹ đã quên những bài học xương máu từ cuộc chiến tranh thương mại toàn diện gần nhất trong quá khứ?

Minh Trang |

Năm 1930, Tổng thống Herbert Hoover cũng thực hiện cam kết bảo vệ người nông dân Mỹ mà ông đã đưa ra khi tranh cử khi ký Tariff Act 1930, tăng các loại thuế quan vốn đã ở mức cao lên hàng trăm sản phẩm nhập khẩu.

Hoa Kỳ và EU đã đạt được thỏa thuận tạm ngưng chiến tranh thương mại – ít nhất ở thời điểm này – nhưng Tổng thống Donal Trump vẫn kiên quyết theo đuổi cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, áp thuế lên thép và nhôm với hầu hết các nước, đe dọa hủy bỏ hiệp định thương mại với Canada và Mexico trừ khi những thỏa thuận này được điều chỉnh theo ý muốn của ngài Tổng thống.

Dễ dàng liên tưởng cuộc chiến này với cuộc chiến thương mại toàn cầu suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng. Quay ngược lại thời điểm đó, Tổng thống Herbert Hoover đã ký Tariff Act 1930, thường được biết đến với tên gọi luật Smoot-Hawley, nhằm tăng các loại thuế quan vốn đã ở mức cao lên hàng trăm sản phẩm nhập khẩu.

Các nước khác trả đũa bằng cách lan rộng chủ nghĩa bảo hộ ra toàn thế giới và khiến cuộc Đại Suy thoái trở nên tồi tệ hơn. Mất nhiều thập kỷ để khôi phục thiệt hại. Liệu lịch sử có lặp lại?

1. Nguyên nhân nào dẫn đến việc áp đặt thuế cao những năm 1930?

Hoover, một người theo Đảng Cộng hòa, đã chiến thắng cuộc bầu cử năm 1928 với lời hứa sẽ tăng thuế lên các sản phẩm nhập khẩu nông nghiệp nhằm bảo hộ những người nông dân đang trong cảnh nợ nần do sự sụt giảm giá đất và hàng hóa.

Những loại thuế này được áp đặt lên cả những nhà sản xuất do các nhà lập pháp đề ra xuyên suốt một quá trình phức tạp kéo dài 18 tháng.

Dù vấp phải sự phản đối từ hơn 1.000 nhà kinh tế học và các chủ biên tạp chí nổi tiếng như Walter Lippmann, Hoover vẫn thông qua đạo luật này vào tháng Sáu năm 1930, đặt tên theo những người ủng hộ chính, Thượng nghị sĩ Reed Smoot của Utah và Nghị viên Willis Hawley của Oregon. Thị trường chứng khoán gần như sụp đổ vào tháng Mười năm 1929.

2. Smoot-Hawley đã làm được những gì?

Đạo luật này đã tăng thuế áp lên gần 900 mặt hàng nhập khẩu, bao gồm tất cả mọi thứ từ đường và trứng đến kẹp quần áo và dầu trống. Các loại thuế áp lên các sản phẩm nhập khẩu tăng khoảng 15-20%, lên tới hơn 40%. Cộng thêm việc giá cả sụp đổ do cuộc Đại Khủng hoảng, mức thuế trung bình càng tăng cao hơn.

Nhiều loại thuế được niêm yết bằng một con số cố định (đơn vị USD) dựa trên số lượng và khối lượng, mà không phải dưới dạng % giá nhập khẩu.

Chẳng hạn như, đạo luật tăng thuế áp lên đường nhập khẩu từ Cuba lên 0,2USD/pound, từ 0,176 USD - mức thuế được áp dụng bất kể giá đường là bao nhiêu, kể cả nếu giá đường giảm xuống dưới 0,2USD/pound. Giáo sư Douglas Irwin đến từ Dartmouth College viết rằng mức thuế trung bình đạt đỉnh ở mức hơn 59% năm 1932 là do Tariff of Abominations 1828.

3. Điều gì đã xảy ra khi Smoot-Hawley được thực thi?

Trong hai năm tiếp theo, khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Hoa Kỳ sụt giảm khoảng 40% do các đối tác thương mại trả đũa bằng cách áp mức thuế riêng.

Các nhà sản xuất nước ngoài cắt giảm hoặc dừng gửi hàng sang Hoa Kỳ vì bán hàng cho Hoa Kỳ không còn sinh lời nữa. Vài nhà xuất khẩu Hoa Kỳ phải trả nhiều hơn cho tiền nguyên liệu nhập khẩu cần dùng để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng và phải đối mặt với hàng rào thương mại ở nước ngoài cao hơn.

Những người làm nông ở Hoa Kỳ, những người được hưởng lợi chính từ Smoot-Hawley, nhận thấy giá nông sản và giá xuất khẩu lao dốc mạnh.

4. Chính sách thuế của Ngài Trump có gì khác biệt?

Ông Trump dường như muốn né tránh vấn đề hơn ông Hoover, mặc dù điều này có thể thay đổi nếu thỏa thuận với EU thất bại.

Hơn nữa, ngài Trump đã áp thuế lên các sản phẩm nhập khẩu thép, nhôm, máy giặt, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời từ hầu hết các nước trên thế giới. Ông Trump cũng áp thuế lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và lên danh sách hơn 16 tỷ USD các sản phẩm khác.

Tất cả các mặt hàng này chiếm khoảng 5% tỉ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Năm 1930, khoảng 1/3 số lượng nhập khẩu được áp thuế. Nhưng nếu ông Trump áp đặt mức tăng thuế quan lên hầu hết các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc – như ông đe dọa sẽ thực hiện – sẽ đẩy tỉ trọng nhập khẩu bị áp thuế lên khoảng 25%.

5. Chính sách thuế của ngài Trump còn gợi nhắc đến Smoot-Hawley ở điểm nào?

Cũng như trước kia, hiện giờ, những người được kì vọng sẽ hưởng lợi từ các chính sách thuế này cũng là những người phải hứng chịu tổn thất. Lấy ví dụ như Whirlpool Corp. và Harley-Davidson Inc., những công ty đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại của Ngài Trump.

Chính phủ của ông Trump cũng sử dụng Commodity Credit Corporation, một tổ chức được thành lập vào thời kỳ Suy thoái nhằm hỗ trợ giá sản phẩm nông nghiệp, để quyên góp 12 tỷ USD cho gói cứu trợ nông dân Hoa Kỳ, đối tượng mà các sản phẩm xuất khẩu của họ bị các nước khác lấy làm mục tiêu trả đũa thuế quan.

Nhưng phản ứng của các nước khác hoàn toàn trái ngược. Trong khi họ áp thuế trả đũa lên các mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, họ không áp thuế lên mặt hàng đến từ các nước khác – điều họ đã từng làm vào những năm 1930. Một vài nước thậm chí còn làm điều ngược lại bằng cách kí những thỏa thuận thương mại mới.

6. Liệu ông Trump có gây ra một cuộc Suy thoái khác?

Dường như không có khả năng này. Sự bùng nổ chủ nghĩa bảo hộ những năm 1930 góp phần gây ra sự sụp đổ thương mại ở thời điểm đó. Nhưng nhiều nhà kinh tế học không cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc Đại Suy thoái.

Thay vào đó, họ đổ lỗi cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng lớn khác với các qui định khắt khe về tiêu chuẩn vàng, dẫn đến giá trị đồng đô la bị ràng buộc với mặt hàng khan hiếm này.

Thay vì hạ giá trị đồng đô la nhằm giúp các sản phẩm xuất khẩu của Hoa Kỳ duy trì tính cạnh tranh, Fed đã làm điều ngược lại bằng cách giữ mức lãi suất cao và chính sách tiền tệ nghiêm ngặt, kể cả khi thị trường chứng khoán lao dốc, các ngân hàng phá sản và nền kinh tế suy thoái, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên 25%. Sự bảo thủ này dẫn đến việc các chính sách hiện giờ của các nhà lập pháp sẽ không thực hiện được.

7. Dường như không có điều gì cần lo lắng?

Không hẳn vậy. Trong khí các ngân hàng lớn rất khôn ngoan trong việc né tránh một cuộc suy thoái khác, họ không thể hoàn toàn giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến thương mại bằng cách giảm mức lãi suất.

Một cuộc chiến thuế quan kéo dài chắc chắn sẽ đẩy mức lạm phát lên cao, khiến sự phát triển kinh tế chững lại, và trong viễn cảnh tồi tệ nhất, đẩy Hoa Kỳ và các nước khác vào thời kỳ suy thoái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại