Nổi tiếng là nhà cầm quân tài ba nhưng Tào Tháo lại bị căn bệnh này hành hạ: Chuyên gia nói gì?

Hoàng Hiệp |

Trong khoảng 10 năm cuối đời, Tào Tháo bị căn bệnh kinh niên này giày vò.

Chúng ta đều biết nhân vật Tào Tháo qua đời ở tuổi 66, sau khi tham gia nhiều biến cố chính trị và chiến dịch quân sự cuối thời Đông Hán. Đối với người ở thời đại ấy, việc sống đến 66 tuổi cũng có thể coi là sống thọ. 

Tào Tháo tuy sống thọ nhưng ông cũng chẳng dễ chịu gì bởi đã phải đối mặt với chứng bệnh đau đầu trong nhiều năm. Rốt cuộc điều gì đã khiến ông đã bị chứng bệnh này hành hạ như vậy?

Chuyên gia lịch sử: Căn bệnh phát giác từ sớm chứ không phải ở cuối đời

Những ai biết đến Tào Tháo qua tác phẩm văn học "Tam quốc diễn nghĩa" hoặc ngay cả sử liệu "Tam Quốc chí" thì đều rõ Tào Tháo mắc chứng bệnh đau đầu khá nặng vào những năm cuối đời.

Theo giáo sư Vương Lập Quần – giảng viên nổi tiếng trong chương trình "Bách Gia Giảng Đàm" của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), đồng thời là trưởng khoa Văn hóa cổ điển Trường Đại học Hà Nam cho biết thực tế, Tào Tháo đã mắc chứng bệnh này từ rất lâu chứ không phải chỉ vài năm cuối đời.

Nổi tiếng là nhà cầm quân tài ba nhưng Tào Tháo lại bị căn bệnh này hành hạ: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 1.

Giáo sư sử học Vương Lập Quần cho rằng Tào Tháo mắc chứng đau đầu từ sớm khi mới bước vào tuổi trung niên (Ảnh: China.com.cn)

Thực sự thì đó là hội chứng đau nửa đầu, từ khi còn ở tuổi trung niên. Cụ thể, căn bệnh này phát giác kể từ khi Tào Tháo lên kế hoạch giao tranh với một viên chủ tướng hùng mạnh khác là Viên Thiệu. 

Kết quả, ông đã giành chiến thắng trong trận chiến Quan Độ nổi tiếng, nắm trong tay quyền lực tối cao ở miền bắc Trung Quốc và biến vua Hán Hiến Đế trở thành bù nhìn. Thời điểm diễn ra chiến thắng lịch sử ấy, Tào Tháo 45 tuổi. 

Đồng nghĩa với quyền lực là Tào Tháo phải sắp xếp các vấn đề nội chính, quản lý đất nước, dẹp các cuộc nổi loạn nhỏ. Đây được cho là nguyên nhân đầu tiên khiến chứng bệnh đau đầu của Tào Tháo thêm trầm trọng. 

Trong các sách y học cổ thì nó được gọi rất đơn giản là bệnh "đau đầu làm mờ mắt" (nguyên văn: đầu phong huyền). Mỗi khi Tào Tháo lên cơn đau, một bên nửa đầu thường khó chịu dữ dội. Không có ghi chép lịch sử chuyên sâu về căn bệnh của Tào Tháo, điều này khá dễ hiểu vì y học thời đó chưa đủ trình độ để nghiên cứu sâu và nếu có tài liệu miêu tả chi tiết thì qua thời gian có thể cũng đã bị thất lạc. 

Tuy vậy, việc Tào Tháo mắc chứng bệnh này là chắc chắn và nó ngày một trở nên trầm trọng.

Chuyên gia y học hiện đại nói gì?

Theo bác sĩ Thẩm Tiểu Hoành, trưởng khoa y học cổ truyền của Bệnh viện Thụy Kim tại Viện Y học trực thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải (tên tiếng Anh: Shanghai Jiao Tong University School of Medicine) cho rằng Tào Tháo bị đau đầu là tác nhân của "gió độc".

Nổi tiếng là nhà cầm quân tài ba nhưng Tào Tháo lại bị căn bệnh này hành hạ: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia này, y học cổ truyền Trung Hoa chia gió độc thành các loại "Nội phong" và "Ngoại phong". Trong đó Ngoại phong gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe rất nhiều. Ngoại phong được chia làm 6 loại gió: Phong (gió thường), Hàn (gió lạnh), Thử (gió nóng), Thấp (gió ẩm), Táo (gió khô), Hỏa (gió rất nóng). Trong điều kiện bình thường thì chúng không gây bệnh nhưng sự biến đổi của thời tiết sẽ khiến các loại gió trở thành "vũ khí" tấn công sức khỏe con người. Nếu có sức đề kháng kém và không phòng bệnh, gió độc sẽ xâm nhập cơ thể.

Đó là Ngoại phong, còn Nội phong ở đây được hiểu là sự tổn thương gan do gan nóng hơn và sức hoạt động của gan kém. Nếu Tào Tháo bị đau đầu kinh niên thì khả năng do yếu tố "nội phong" lớn hơn, vì chức năng gan kém là biểu hiện của người bị cao huyết áp dẫn tới đau nửa đầu. Đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân chính.

Chuyên gia y học Triệu Anh, bác sĩ của Bệnh viên Bắc Kinh trực thuộc Bộ Y tế Trung Quốc cho rằng nguyên nhân gây triệu chứng đau nửa đầu khác phức tạp, đó có thể là do rối loại các chức năng liên quan đến thần kinh, mạch máu. 

Hơn một nửa số người mắc chứng này do người trong gia đình có tiền sử bệnh lý, các nguyên nhân bên ngoài là do yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, chế độ làm việc căng thẳng, suy nghĩ lo lắng quá nhiều và phụ nữ thường dễ mắc hơn nam giới.

Các khảo sát từ trước tới nay cũng cho thấy người làm việc trong các môi trường hiện đại, văn minh ở các thành phố lớn có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn hẳn do hoàn cảnh làm việc thường buộc họ đối mặt với nhiều căng thẳng và áp lực.

Trở lại với trường hợp của nhân vật lịch sử Tào Tháo, dễ hiểu về việc ông bị chứng đau nửa đầu, bởi ông không chỉ là người quyền lực số một cuối thời Đông Hán mà còn phải gồng mình giải quyết các vấn đề nội trị, tranh giành ảnh hưởng, tham gia nhiều trận đánh trong thời kì loạn lạc. Sự căng thẳng, áp lực tâm lý là thứ sẽ hành hạ bộ não của Tào Tháo nhiều năm cuối đời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại