Thằn lằn Gila Nam Mỹ: Con "quái vật" có vũ khí cực độc
Thằn lằn Gila. Ảnh Internet.
Gila là tên gọi của một loài thằn lằn có nọc độc chẳng kém gì một số loài rắn với hình thù vô cùng kỳ dị.
Thằn lằn Gila còn gọi là thằn lằn Nam Mỹ vì xuất hiện nhiều ở Mexico, chúng di chuyển vô cùng chạm chạp nên ít khi gây nguy hiểm tới con người, thế nhưng danh tiếng của chúng lại khiến nhiều người lo sợ và tìm cách giết hại chúng.
Loài thằn lằn Gila có kích thước cơ thể khoảng 60 cm, thường sống trong các khu rừng rậm rạp, bụi rậm, các sa mạc có cây mọng nước, các hang hốc có độ ẩm cao vì nước giúp chúng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định (30 độ C).
Tuy sở hữu một vũ khí vô cùng lợi hại nhưng chúng rất hiền lành chứ không đáng sợ như tên gọi "quái vật" của mình, cái xuất phát từ hình dạng đáng sợ bên ngoài như đầu to, thân ngắn, màu sắc hoa văn sặc sỡ.
Thằn lằn Gila thường dành hầu hết thời gian của mình để sống dưới lòng đất, ẩn náu các sinh vật khác như chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ hay các loại chim ăn thịt.
Giống như nhiều loài bò sát, thằn lằn Gila không ăn thường xuyên mà tiết kiệm năng lượng của mình, thế nhưng mỗi khi ăn nó lại có thể ăn rất nhiều (1/3 khối lượng cơ thể).
Tuyến nước bọt đặc biệt của Gila
Cứu tinh với các bệnh nhân tiểu đường. Ảnh Internet.
Sở hữu một chiếc lưỡi dài, chẻ đôi và thường thè ra bên ngoài để tìm con mồi, trông Gila giống như phiên bản thu nhỏ của loài rồng Komodo, chúng tấn công chớp nhoáng và làm con mồi tê liệt bằng tuyến độc trong miệng.
Tuyến nước bọt đặc biệt trong miệng còn giúp tiêu hóa thức ăn rất chậm nên chúng chỉ cần ăn 3-4 lần trong năm cũng có thể sống được.
Năm 1990, tiến sĩ John Eng thuộc trung tâm nghiên cứu các hoạt chất y tế còn nhận thấy tuyến nước bọt của Gila có chứa hoạt chất exendin-4, một hoạt chất có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Từ đó mở ra cơ hội cho những bệnh nhân bị tiểu đường type 2 (ước tính có tới 190 triệu người bị tiểu đường trên thế giới) với loại thuốc có tên Byett được sản xuất từ chính hợp chất này với kết quả vô cùng khả quan.
Mặc dù rất hiền lành và hữu ích, có thể cứu sống rất nhiều người nhưng số lượng của loài thằn lằn này đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 1952, chúng là loài thằn lằn có độc đầu tiên được bảo vệ bởi pháp luật.
Nếu bảo vệ số lượng và nhân giống rộng rãi, thằn lằn Gila sẽ trở thành "anh hùng" cứu sống những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2.
Tổng hợp