Nỗ lực tham gia thị trường vũ khí của Nhật Bản

Ngọc Lan |

Kể từ thời Minh trị Duy tân, Nhật Bản đã có truyền thống nhập khẩu công nghệ nước ngoài và áp dụng nó vào quá trình hiện đại hóa của mình.

Nhiều quốc gia mong muốn sở hữu chuyên cơ tuần dương Kawasaki P1 của Nhật Bản.

Nhiều quốc gia mong muốn sở hữu chuyên cơ tuần dương Kawasaki P1 của Nhật Bản.

Nỗi “ám ảnh quốc gia” này đã kích thích tăng trưởng công nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghệ, theo thời gian, đã nuôi dưỡng xu hướng gia tăng yếu tố bản địa và phổ biến công nghệ. Điều này cho phép Nhật Bản đang dần thu hẹp khoảng cách về năng lực công nghệ vũ khí với phương Tây.

Nên nhớ rằng, từ những năm 1930, Nhật Bản đã xây dựng được một hạm đội đủ mạnh để có thể thách thức Hải quân Mỹ. Sau Thế chiến II, năng lực công nghiệp Nhật Bản đã được định hướng hoàn toàn cho công cuộc tái thiết kinh tế.

Cho đến thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản phải chịu sức ép từ 2 vấn đề là nhu cầu hạn chế trong nước do ngân sách quốc phòng eo hẹp và thiếu đối tác đồng phát triển cũng như lợi thế về chi phí để sản xuất các hệ thống vũ khí ngày càng đắt đỏ. Và còn nữa là do lệnh cấm chuyển giao vũ khí (đã được dỡ bỏ năm 2014).

Tuy nhiên, hoạt động chuyển giao vũ khí của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á không phải là điều mới mẻ. Hoạt động vận tải thương mại của Nhật Bản và các quốc gia khác thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công của cướp biển ở khu vực eo biển Malacca và vịnh Aden.

Do đó, từ năm 2006, Nhật Bản đã hỗ trợ cho một số quốc gia Đông Nam Á tùy theo tình hình nhằm cải thiện năng lực an ninh hàng hải của nước này - chủ yếu thông qua hợp tác kỹ thuật công nghệ và tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng biển hoặc mua sắm trang thiết bị (thiết bị liên lạc, máy đo khoảng cách, tàu cao tốc, thiết bị chụp ảnh tầm nhiệt cầm tay, máy X-quang).

Để thực sự tham gia thị trường vũ khí - khí tài, Nhật Bản đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ phương Tây và châu Á trong hầu hết các loại vũ khí xuất khẩu. Trong khi vũ khí của Nhật Bản thường là hiện đại hơn về mặt kỹ thuật, chúng hầu như cũng đắt đỏ hơn.

Và có vẻ như nỗ lực của Tokyo để trở thành một nhân tố chiến lược quan trong hơn thông qua xuất khẩu vũ khí lại có hiệu quả hơn khi hoạt động này được thực hiện thông qua ODA hơn là các hợp đồng thương mại. Với vị trí là bên mới nhập cuộc, Nhật Bản đối mặt với những khó khăn đáng kể để có thể thay thế Mỹ và Nga để chiếm lĩnh thị trường.

Ví dụ như Philippines đã nhập khẩu vũ khí từ Mỹ, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc. Và bản thân Hàn Quốc cũng đang nổi lên là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, ít nhất là trong lĩnh vực tàu hải quân.

Đó là chưa kể ngoài vấn đề chi phí, các quốc gia Đông Nam Á cũng có những cân nhắc khác, như mong muốn phát triển năng lực công nghiệp quốc phòng trong nước và những nhu cầu địa chính trị.

Chẳng hạn như Thái Lan đã quyết định mua tàu ngầm S26T lớp Yuan chạy bằng diesel kết hợp điện của Trung Quốc thay vì các tàu ngầm Soryu tiên tiến hơn của Nhật Bản, mặc dù việc mua bán này đã bị dừng do vấn đề ngân sách.

Và cuối cùng, dù là các hình thức chuyển giao vũ khí của Nhật Bản cho các nước, đặc biệt là Đông Nam Á như thế nào, nó cũng cho thấy mệnh lệnh chiến lược rõ ràng.

Tokyo muốn tuyên bố cải thiện năng lực của các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông và ngăn chặn các quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ như Myanmar, Indonesia hay Thái Lan rơi vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc hơn nữa.

Nỗ lực tham gia thị trường vũ khí của Nhật Bản - Ảnh 1.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản được trang bị nhiều công nghệ hiện đại.

Theo phân tích của giới chuyên gia, mặc dù hoạt động chuyển giao vũ khí có thể tốt cho Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á để xây dựng khả năng răn đe cho họ trước một Trung Quốc quá mạnh nhưng vẫn có những cái giá khác phải trả.

Các quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ trở thành bên ủy nhiệm trong cạnh tranh Trung - Nhật. Theo đó, một số quốc gia có tranh chấp trên biển hiện đã trở thành đối tác quốc phòng của Nhật Bản, dù công khai hay ngấm ngầm.

Từ quan điểm của các nước này, các hoạt động quyên góp và tài trợ thiết bị đã qua sử dụng đều được hoan nghênh. Tuy nhiên, các nước này có thể không muốn thấy các khoản vay hỗ trợ ODA ngày càng bị ràng buộc với việc mua vũ khí, trong khi ODA dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc hàng hóa công trong nước bị sụt giảm.

Chỉ có điều, rõ ràng bên hưởng lợi ngay lập tức từ sự phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản sẽ là các công ty Nhật Bản như Mitsubishi Electric, Kawasaki, Shin Maywa và Tập đoàn Marine United Corporation.

Với nguồn vốn chính phủ cần thiết, các công ty này có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), xây dựng các hệ thống tốt hơn và duy trì vị trí dẫn đầu trong các công nghệ quốc phòng mới nhất. Nhật Bản có thể có được những năng lực đổi mới và danh tiếng nếu các công ty này có được khả năng chế tạo các loại vũ khí hiện đại và cạnh tranh được trên thị trường xuất khẩu quốc tế.

Tuy nhiên, nếu không có một thị trường xuất khẩu đáng kể bên ngoài khu vực Đông Nam Á thì việc phục hồi ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản có thể trở nên khó khăn hơn so với dự kiến vì hoạt động sản xuất không thể mở rộng đủ để đạt được khả năng tự duy trì như của các doanh nghiệp vũ khí phương Tây và Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại