Những thiết bị công nghệ cao không hề bất khả thi trong phim "Nhiệm vụ bất khả thi"

Aozora |

Không chỉ thành công rực rỡ về mặt doanh thu, loạt phim "Nhiệm vụ bất khả thi" còn nổi tiếng với những thiết bị công nghệ cao đầy tính thực tế.

Hãy cùng điểm qua những công nghệ đã từ loạt phim "Nhiệm vụ bất khả thi" bước ra đời thật, cùng với một số thiết bị đến nay vẫn thực sự là "bất khả thi".

Những thiết bị công nghệ cao không hề bất khả thi trong phim Nhiệm vụ bất khả thi - Ảnh 1.

Găng tay thằn lằn

Trong "Chiến dịch bóng ma" (Ghost Protocol), siêu đặc vụ Ethan Hunt (Tom Cruise thủ vai) đã trèo lên mặt ngoài của tòa nhà cao nhất thế giới bằng một đôi găng tay bám dính dùng điện.

Năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã chế tạo ra các phiến mỏng mô phỏng cơ chế bám dính của chân thằn lằn. NASA cũng đang phát triển "tay nắm thằn lằn" để bắt các vật thể trong không gian.

Kính áp tròng thông minh

Cũng trong Ghost Protocol đã xuất hiện loại kính áp tròng có khả năng nhận diện khuôn mặt.

Google, Samsung và Sony hiện đều đã có bằng sáng chế cho kính áp tròng thông minh, và sản phẩm này có thể sẽ xuất hiện trên thị trường sau ba đến năm năm nữa, theo lời của Aleksandr Shtukater, chủ tịch công ty khởi nghiệp mắt kính RaayonNova.

Miếng dán thay đổi giọng nói

Trong phần 3 của loạt phim, Hunt đã sử dụng một miếng dán có mạch điện, được gắn trên cổ họng mình để thay đổi giọng nói.

Việc bắt chước cách nói chuyện là hoàn toàn khả thi với các phần mềm chuyển văn bản thành lời nói (text-to-speech), nhưng một thiết bị có thể làm cho giọng nói của bạn giống hệt người khác thì vẫn khá xa vời. Khả thi hơn là một thiết bị không dây đang được phát triển để chuyển các tín hiệu từ não thành lời nói thông qua một bộ phận "tổng hợp" giọng nói.

Nhận diện dáng đi

Phần phim Rogue Nation (Quốc gia bí ẩn) có đề cập đến hệ thống an ninh tối tân có khả năng phân tích và nhận dạng dáng đi của mọi người.

Giáo sư Mark Nixon thuộc Đại học Southampton của Vương quốc Anh đã phát triển một hệ thống nhận dạng dáng đi của con người vào năm 2008. Hiện tại nó có thể nhận dạng chính xác một người cách xa 100 feet (khoảng 30,5m).

Bộ đồ bay bằng từ trường

Trong Rogue Nation cũng xuất hiện một bộ đồ nam châm, mà khi kết hợp với một nam châm lớn khác đặt bên dưới sẽ giúp nâng người mặc lơ lửng trên không.

Năm 2009, các nhà khoa học của NASA đã cho chuột "bay" thành công bằng một cuộn dây tạo từ trường, và điều đó cũng có thể áp dụng cho con người, với một từ trường lớn cỡ một chiếc máy chụp cộng hưởng từ (MRI).

Cấy chip theo dõi trong da

Phần phim mới nhất Fallout (Sụp đổ) đã trình làng một "máy khâu da" giúp cấy thiết bị theo dõi vào da của con người.

Công ty công nghệ Three Square Market tại Wisconsin đã thành công khi cấy chip siêu nhỏ vào tay giúp người dùng mở khóa máy tính chỉ bằng một cái vẫy tay.

Tuy nhiên việc cấy lén một thiết bị theo dõi lại là bất khả thi, bởi việc đó cần đến dao mổ và kim khâu da, và chỉ theo dõi được ở phạm vi rất gần mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại