Những thí nghiệm chứng minh động vật cũng có cảm xúc

Bảo Tuấn |

Trong cuốn sách của mình, ‘Cuộc sống cảm xúc của động vật’, Bekoff đã đề cập đến các thí nghiệm mà động vật phải chịu để ‘tìm kiếm cảm xúc’. Từ những thí nghiệm có vẻ ‘vô nhân đạo’ với động vật này, Bekoff đã chứng minh động vật thực sự có cảm xúc.

Thí nghiệm về linh trưởng của Jane Goodall

Loài linh trưởng, đặc biệt là các loài vượn lớn, được coi là đồng cảm và có thể suy đoán về tâm lý của các sinh vật khác. Chúng cũng có các hệ thống xã hội phức tạp, trong đó các bà mẹ có mối quan hệ rất chặt chẽ với con cái của họ.

Những thí nghiệm chứng minh động vật cũng có cảm xúc  - Ảnh 1.

Các loài linh trưởng có nhiều cử chỉ biểu đạt cảm xúc.

Nhà nghiên cứu về linh trưởng Jane Goodall quan sát được trong các nhóm tinh tinh những cử chỉ như nụ hôn, vỗ nhẹ vào lưng, ôm nhau. Trong trường hợp cái chết của bất kỳ thành viên nào trong nhóm, có sự tiếc thương và có tang lễ. Một trong những con khỉ đột đã được dạy ngôn ngữ ký hiệu. 

Hơn nữa, những âm thanh mà nó sử dụng chỉ ra rằng nó cảm thấy buồn sau khi chú mèo của nhà nghiên cứu chết đi.

Khỉ vàng cũng thể hiện sự đồng cảm. Nó được phát hiện trong thí nghiệm kéo dây xích để lấy thức ăn. Tuy nhiên, nếu một con khỉ kéo xích, con khỉ còn lại sẽ bị giật điên. Chúng từ chối lấy thức ăn để tránh làm hại con khỉ khác,  đó là hành vi nhân đạo hơn nhiều so với con người.

Quan sát của Marc Bekoff

Những thí nghiệm chứng minh động vật cũng có cảm xúc  - Ảnh 2.

Chim ác là, đối tượng quan sát của Bekoff.

Những con chim, đặc biệt là họ Corvidae, không chỉ có trí thông minh mà còn cả cảm xúc. Điều này đã được Bekoff chứng minh. Ông đã chứng kiến một con ác là nằm hấp hối trên đườngng. Có bốn ác là khác đứng xung quanh nó. Một trong số chúng tiếp cận người bạn đã chết và mổ nhẹ lên xác nó. 

Một con khác cũng làm như vậy. Sau đó, một con chim bay đi và đem về một nắm cỏ để đặt lên xác con chim đã chết. Con ác là thứ hai làm y hệt vậy. Chúng ở lại bên người bạn đã khuất thêm một lúc, rồi lần lượt bay đi.

Thí nghiệm sự sợ hãi trên cua biển

Các thí nghiệm về cua nước ngọt đã chỉ ra rằng chúng có thể cảm thấy sợ hãi và căng thẳng. Người ta cũng nhận thấy rằng chúng phản ứng với benzodiazepin cũng như cơ thể con người, chúng có tác dụng an thần và giảm lo âu.

Ngựa và các loài gặm nhấm

Những thí nghiệm chứng minh động vật cũng có cảm xúc  - Ảnh 3.

Ngựa có thể nhận ra một khuôn mặt giận dữ.

Ngựa phản ứng với những bức ảnh của khuôn mặt người. Khi chúng nhìn thấy một khuôn mặt giận dữ, nhịp tim tăng và chúng có vẻ căng thẳng. 

Loài gặm nhấm (trong trường hợp này là chuột) muốn tránh những cơn đau do điện giật gây ra. Khi những con chuột chịu đau cùng với những con chuột khác, chúng thể hiện nhiều phản ứng đau hơn là khi chúng chịu đau một mình.

Nguồn gốc của cảm xúc ở động vật

Theo Marc Bekoff , các tế bào thần kinh gương trong não có thể là lí do tạo ra những cảm xúc như sự đồng cảm. Chúng xuất hiện cả ở động vật và ở người, cho phép chúng ta hiểu hành vi của mình. 

Nhờ có chúng, chúng ta có thể tưởng tượng người kia cảm thấy gì và chúng ta sẽ cảm thấy gì nếu chúng ta là anh ấy hoặc cô ấy. Đó chính là đồng cảm. Thêm vào đó, tất cả các động vật có vú đều có các khu vực trong não chịu trách nhiệm về việc trải nghiệm cảm xúc bao gồm hệ thống viền và hạch hạnh nhân.

Những thí nghiệm chứng minh động vật cũng có cảm xúc  - Ảnh 5.

Các tế bào thần kinh gương.

Người ta không biết các loài khác đồng cảm với nhau đến mức độ nào. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục nào cho rằng chỉ có con người mới có hành vi này. Các nhà đạo đức học quan sát động vật trong môi trường tự nhiên của chúng đã nhận thấy nhiều hành vi đồng cảm, chẳng hạn như an ủi lẫn nhau ở loài voi hoặc tinh tinh giúp những con khỉ khác kiếm thức ăn.

Bekoff cũng thường nói về đạo đức của động vật. Ông tuyên bố rằng có trong tự nhiên có công lý riêng. Ông cũng không loại trừ khả năng nhiều loài động vật có thể phân biệt thiện ác và sống theo quy tắc đạo đức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại