Những ngày nắng nóng: Mặt Trời không có lỗi, lỗi là do định mệnh

Nguyễn Trường |

Ngày nắng nóng kinh khủng đã khiến cho bạn chỉ muốn Mặt Trời biến mất mà thôi, nhưng đừng vội vì không phải vì ngay từ đầu Mặt Trời đã muốn vậy đâu. Tất cả là do đinh mệnh cả mà thôi!

1. Thật ra, ban đầu Mặt Trời được hình thành và có một vòng đời tương tự như các ngôi sao khác cả mà thôi. Nó bắt đầu từ một đám mây bụi khí gọi là tinh vân.

Và đám bụi khí này có nhiệt độ rất thấp -226 độ C, sau đó do lực hút giữa những hạt bụi nên chúng va vào nhau và tạo thành những cụm sao gốc.

2. Có lẽ lỗi định mệnh bắt đầu từ đây khi những cụm sao gốc va chạm đã ma sát sinh nhiệt và cháy sáng lên tạo thành màu đỏ.

Quá trình này liên tục cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân với nhiệt độ kinh khủng bên trong lõi của chúng làm mất đi lực hút tự nhiên. Và các cụm sao gốc đã dần hình thành nên một ngôi sao rất lớn với tên gọi Mặt Trời.

3. Mặt Trời bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli. Các kim loại khác chỉ chiếm 0,1% khối lượng khí của Mặt Trời.

Khi Mặt Trời đã thiêu đốt hết lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa.

Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trời sẽ trở nên to lớn đến nỗi nuốt chửng luôn cả sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Lúc đó Mặt Trời sẽ được coi là "Người khổng lồ đỏ".

4. Và nguyên nhân chủ yếu chính là do các phản ứng hạt nhân nên Mặt Trời mới nóng đến như vậy, Mặt Trời có thể sản xuất ra khoảng 386 tỷ MW.

Lõi của Mặt Trời có thể lên đến 150 triệu độ C, bề mặt của Mặt Trời thì "khá mát" hơn so với lõi vì nó chỉ khoảng 5.500 độ C. Nếu không có lực hút khổng lồ bên trong thì Mặt Trời đã phát nổ như một quả bom.

5. Nhưng báo cho bạn biết rằng, rất may mắn vì kích thước, độ sáng, nhiệt độ, hình dạng, độ tuổi và khoảng cách của Mặt Trời so với Trái Đất cực kì hoàn hảo.

Đến nỗi nếu một trong các chỉ số này sai lệch, dù là rất rất nhỏ, thì không chỉ phải hứng chịu những ngày nắng nóng khinh hoàng mà sự sống trên Trái Đất sẽ mãi mãi không tồn tại.

6. Trọng lượng của Mặt Trời gấp 330.060 Trái Đất, bề mặt Mặt Trời có diện tích lớn gấp 11.990 lần diện tích bề mặt Trái Đất.

7. Nếu ghét Mặt Trời một cách bất chấp thì tin vui cho bạn Mặt Trời đã sống được một nửa cuộc đời của nó.

8. Nhưng tin buồn cho bạn rằng một nửa cuộc đời còn lại của nó là 4,5 tỷ năm tuổi.

9. Và vì ánh sáng Mặt Trời có tốc độ rất nhanh nên dù ở khoảng cách 150 triệu km so với Trái Đất, nhưng ánh sáng Mặt Trời chỉ đi có 8 phút 20 giây đã có thể chạm được bề mặt Trái Đất!

10. Nhưng để có thể mang đến những tia sáng đến Trái Đất thì Mặt Trời đã mất đến hàng triệu năm để có những tia xuất phát từ lõi của nó đến bề mặt.

11. Trái Đất mất 24 tiếng để quay một vòng, nhưng Mặt Trời lại mất đến 36 ngày mới quay được một vòng.

12. Nếu Mặt Trời bị mất đi bề mặt 5.500 độ C của nó, cả thế giới sẽ chìm trong bóng tối. Mặc dù bề mặt của Mặt Trời sáng đến nỗi nhìn lâu sẽ làm phỏng võng mạc của bạn, nhưng bên trong lõi của nó hoàn toàn đen kịt.

Đừng vội "đổ tội" cho Mặt Trời, vì vốn dĩ nó sinh ra đã là trung tâm và mang "trọng trách" chiếu sáng cho cả Hệ Mặt Trời rồi.

Và nếu quả cầu lửa này biến mất, thì sẽ không còn nguồn cung cấp các chất, ánh sáng cần thiết để con người và động-thực vật tồn tại. Nên thôi, thà chịu nóng một chút còn hơn bạn nhé!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại