Những kỹ năng sẽ giúp bạn "tai qua nạn khỏi" khi bị chó tấn công

Hải Nguyễn |

"Nằm lòng" những kỹ năng này sẽ giúp bạn tránh được những không may khi bị chó tấn công.

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi dạo trong công viên, hoặc đạp xe sang nhà hàng xóm chơi, đột nhiên, bỗng xuất hiện một con chó lạ gầm gừ xông đến bạn. Khi đó, bạn sẽ làm gì?

Thường thì bạn sẽ rất lúng túng không biết làm gì trong trường hợp này. Lời khuyên cho bạn, hãy thật sự bình tĩnh và vận dụng những kỹ năng dưới đây để tránh “làm mồi” cho chó.

1. Làm gì khi chó chuẩn bị tấn công?

Đừng sợ hãi


Hết sức bình tình!

Hết sức bình tình!

Có lẽ bạn không tin, nhưng chó và một số loài động vật khác đọc được suy nghĩ có thể “cảm nhận được sự sợ hãi” của bạn.

Nếu nhìn thấy chúng mà bạn trở nên kích động và bỏ chạy hoặc la hét, thì nó giống như một chất “kích thích”, khiến cho con chó cảm thấy “tự tin” hơn khi tấn công bạn, hoặc tệ hơn là nó “nghĩ” rằng bạn sẽ là mối nguy hiểm đối với nó.

Và dù trong bất kỳ trường hợp nào trong hai cái trên thì cũng không nên.

Hãy đứng im bất động


Tốt nhất là án binh bất động.

Tốt nhất là "án binh bất động".

Nếu con chó đến gần bạn, hãy trở nên bất động hoàn toàn, giống như một cái cây vậy, và tuyệt đối không được nhìn thẳng vào mắt của nó. Trong nhiều trường hợp, con chó sẽ “mất hứng” và bỏ đi nếu bạn phớt lờ nó.

- Đừng vẫy tay hoặc đá chân, con chó có thể “nghĩ” rằng những hành động này là mối đe dọa với nó.

- Tuyệt đối không được nhìn thẳng vào mắt của nó, sẽ rất nguy hiểm cho bạn đó.

- Đứng sang một bên, tránh xa tầm nhìn của nó, tuy nhiên, cũng phải đảm bảo rằng bạn vẫn nhìn thấy nó, để nó biết rằng bạn không phải là mối nguy hiểm đối với nó.

- Giữ ngón tay của bạn cuộn lại thành nắm đấm để tránh bị nó cắn. Yên tâm đi, con chó có thể đến gần, thậm chí đánh hơi, nhưng nó sẽ không cắn bạn đâu.

Đừng cố gắng chạy trốn


Đừng có dại dột mà làm như thế này!

Đừng có dại dột mà làm như thế này!

Chạy trốn có thể đánh thức bản năng săn mồi của con chó. Nó có thể sẽ “nhiệt tình” đuổi theo bạn ngay cả khi ý định ban đầu của nó chỉ là “đùa cho vui” thôi.

Hơn nữa, bạn sẽ chẳng thể nào chạy nhanh hơn một con chó chỉ với việc chạy bộ, thậm chí, ngay cả một chiếc xe đạp cũng chẳng cứu nổi bạn trong một số trường hợp đâu!

Đánh lạc hướng với những vật dụng khác


Vứt cho nó miếng xương chẳng hạn!

Vứt cho nó miếng xương chẳng hạn!

Nếu con chó vẫn ở đó để đe dọa bạn, hãy vứt cho nó một cái gì đó để nó “nghiên cứu”, trong thời gian đó thì hãy âm thầm mà rút lui nhé!

2. Chiến đấu khi chó tấn công

Đối mặt với nó và ra lệnh “Tránh ra!”

Khi bạn đã phớt lờ và đánh lạc hướng con chó, nhưng nó tiếp tục hung hăng, thì hãy đối mặt với nó và nghiêm khắc ra lệnh cho nó đi chỗ khác.

- Ra lệnh một cách mạnh mẽ, tự tin.

- Tiếp tục tránh nhìn thẳng trực tiếp vào mắt nó.

- Khi đó, con chó có thể sẽ “thoái chí” hoặc cảm thấy bị đe dọa và bỏ đi.

Chiến đấu chống lại

Nếu con chó bắt đầu cắn, bạn cần phải biết bảo vệ chính mình. Đấm hoặc đá vào cổ họng, mũi, phía sau đầu của nó. Điều này sẽ khiến con chó bị choáng và phân tâm, còn bạn, hãy tận dụng thời gian để tẩu thoát.

Lúc này, bạn cần cao giọng la hét, cầu cứu sự trợ giúp. Hy vọng rằng ai đó sẽ nghe thấy và chạy tới hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, nếu thấy con chó càng “hăng hái” tấn công hơn khi bạn kêu la, hãy dừng ngay việc đó lại.

Nếu có một cây gậy, bình xịt hơi cay hoặc một vũ khí nào đó bên cạnh, hãy sử dụng để tấn công lại nó. Tuy nhiên, tránh đánh lên đỉnh đầu, như thế sẽ càng “kích thích” con chó nổi giận và tấn công bạn hăng hơn.

Hãy chiến đấu như thể mạng sống của bạn phụ thuộc vào nó, bởi có người đã tử vong khi bị chó cắn.

Trong trường hợp bạn không muốn làm hại đến bất kỳ động vật nào, thì ít nhất là bạn cũng nên sử dụng một “chiêu” cần thiết để tránh bị tấn công nghiêm trọng.

Sử dụng trọng lượng cơ thể

Hãy đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn lên con vật, ấn một cách đặc biết lên các vùng xương cứng của nó bằng đầu gối hay khủy tay của bạn.

Chó là một kẻ cắn người dữ tợn, nhưng chúng không thể biết vật lộn, vì vậy, hãy thử để có được một vị trí thuận lợi và “bất định” chúng một cách nhanh chóng.

Giữ lấy đầu của nó và tập trung lực vào các vùng như cổ họng hoặc xương sườn, đồng thời cũng phải chú ý giữ cho mình không bị tấn công ngược trở lại.

Bảo vệ mặt, ngực và cổ họng

Nếu chẳng may bị ngã xuống đất đang khi chiến đấu, khi đó, vừa khó khăn trong việc chống lại “cơn dại” của chó, những khu vực quan trọng trên cơ thể như đầu và cổ cũng rất dễ bị tấn công.

Đây là những điểm quan trọng nhất trên cơ thể cần phải bảo vệ vì bị cắn ở những khu vực này rất nguy hiểm cho bạn, thậm chí có thể bị tử vong.

Bảo vệ những khu vực quan trọng bằng cách nằm ra đất và cuộn tròn cơ thể lại, đặt bàn tay phía sau đầu để bảo vệ cổ, mặt và đầu. Tuy nhiên, tuyệt đối không được la hét hoặc lăn đi khi những hành động này làm con chó trở nên “sung” hơn.

Rút lui một cách âm thầm

Khi chó không còn hứng thú với bạn, hãy từ từ rời khỏi hiện trường vụ tấn công, và tuyệt đối không nên có những cử động đột ngột.

Giữ bình tĩnh và ổn định có thể sẽ là một trải nghiệm khó khăn của trạng thái thần kinh trong một tình huống căng thẳng như vậy, nhưng đó lại là cách tốt nhất để con chó không chú ý và tấn công bạn.

Đồng thời, cũng hãy cẩn thận để tránh một cuộc tấn công trở lại của con chó đáng ghét nhé!

3. Làm gì khi bị chó cắn?

Nếu chẳng may bạn bị cắn, hãy cẩn thận chăm sóc mọi vết thương, bởi ngay cả một vết cắn nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng. Tiến hành các bước sơ cứu ban đầu cho vết cắn:

- Rửa sạch vết thương, sử dụng nước ấm và xà phòng để làm sạch vết thương một cách nhẹ nhàng.

- Sử dụng băng keo vô trùng để băng các vết cắn nhỏ hoặc băng gạc vô trùng cho vết rách lớn hơn để băng lại.

- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị và tiêm phòng kịp thời. Nếu cần thiết, bạn cũng nên đề nghị được tiêm phòng uốn ván hoặc dại.

- Chú ý những dấu hiệu nhiễm trùng như ngày càng đỏ, đau, và chảy mủ. Đi khám bác sĩ nếu có những triệu trứng phát sinh.

- Cần xác định liệu con chó tấn công bạn có bị dại hoặc đã từng tấn công ai trước đó chưa. Hãy gọi điện cho cơ quan chức năng ngay sau khi con chó tấn công bạn để cơ quan xem xét và ngăn nó không làm hại bất cứ ai khác và cho đi xét nghiệm bệnh dại.

Cách tốt nhất để tránh bị chó cắn là: chú ý tới những dấu hiệu cảnh báo, không trêu chó và không được cho rằng tất cả loài chó là thân thiện với con người,…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại