Năm nay, Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) rơi vào ngày 4/2 Dương lịch. Đây là ngày tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời theo phong tục của người Việt. Ngày lễ này, nhà nào cũng sẽ làm mâm cơm cúng để mong các ngài lên thiên đình bẩm báo những điều tốt đẹp về gia đình mình với Ngọc Hoàng và cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng.
Theo chuyên gia phong thủy, lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.
Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm rất nhiều món. Một mâm cỗ đầy đủ nhất thường có: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Do cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn nên các gia đình chuẩn bị cỗ cúng và các lễ vật đơn giản hơn, không đòi hỏi mâm cỗ mặn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên. Tùy theo mỗi nhà, người ta có thể làm mâm cỗ mặn (các món mặn như thịt gà, xôi, giò...) hoặc chỉ có lễ chay (trầu cau, hoa quả, giấy vàng...) để tiễn ông Táo về trời.
Dưới đây chúng ta hãy cũng tham khảo loạt hình ảnh mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được hội mẹ đảm chia sẻ:
Mâm cơm cúng có đầy đủ món canh, món xào. Đặc biệt có đĩa xôi hình cá chép đỏ rực được nấu từ gạo nếp nương và gấc quê. (Ảnh: FB Trang Ỉn)
Mâm cơm cúng vô cùng đẹp mắt và cầu kỳ. (Ảnh: FB Tô Hưng Giang)
Mâm cỗ 23 tháng Chạp đủ món và đẹp mắt khiến nhiều chị em trầm trồ. (Ảnh: FB Nhung Anh)
Mâm cỗ cúng được bày trong những chiếc đĩa rất đẹp và cầu kỳ. (Ảnh: FB Nguyễn Thị Lan Anh)
Mâm cỗ kết hợp chay và mặn vô cùng sống động. (Ảnh: FB Khánh Linh)
Những món ăn dễ chế biến nhưng không kém phần đẹp mắt. (Ảnh: FB Nguyễn Khoai Lang)
Mâm cỗ cúng đủ đầy và hài hòa màu sắc khiến ai cũng trầm trồ. (Ảnh: FB Nhung Ngô)