Những đứa trẻ luôn nằm trong top 3 của lớp ngay từ bậc tiểu học có thực sự nhờ vào IQ cao hay có điều gì đặc biệt? Trên thực tế, những đứa trẻ này có một điểm chung là đều có trí nhớ tốt, tư duy nhạy bén và khả năng tập trung.
Trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong việc học của một đứa trẻ, nó phụ thuộc vào điều gì, tại sao lại có khoảng cách lớn về mức độ ghi nhớ ở trẻ em? Về điều này, tiến sĩ khoa học não bộ Yuji Iketani thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã có một nghiên cứu về vùng hải mã (hippocampus) của não bộ trong nhiều năm.
Vùng hải mã của não bộ.
Nghiên cứu của Yuji Iketani cho thấy rằng, miễn là mọi đứa trẻ đều nắm vững các nguyên tắc của khoa học não bộ, chúng có thể tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn.
Vùng hải mã được liên kết chặt chẽ với khả năng học và ghi nhớ của con người, đặc biệt là trong việc hình thành và lưu trữ các ký ức mới. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi các ký ức từ bộ nhớ ngắn hạn sang bộ nhớ dài hạn.
Nếu trẻ nắm vững đúng các nguyên tắc khoa học não bộ, khi học sẽ dễ dàng đưa những điều cần ghi nhớ vào vùng trí nhớ dài hạn. Những đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc ngay từ nhỏ có liên quan mật thiết tới điều này.
Cách giúp trẻ phát triển trí não là gì?
Để trẻ nắm vững nguyên tắc của khoa học não bộ không khó, cha mẹ hãy nắm bắt thời kỳ vàng phát triển trí não khi trẻ 2 - 6 tuổi, sử dụng những phương pháp để rèn luyện cho con mình 3 khả năng dưới đây.
1. Rèn luyện sự tập trung
Nhiều cha mẹ cho biết con họ không thể ngồi yên trong lớp, không thể tập trung khi học, thích đi lang thang, đó đều là biểu hiện của sự thiếu tập trung ở trẻ. Muốn cải thiện thành tích học tập của con mình, cha mẹ cần phải rèn luyện sự tập trung cho trẻ, quá trình này cần kiên trì trong thời gian dài.
Để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ, cha mẹ có th khuyến khích trẻ đọc sách, sử dụng hình ảnh và màu sắc, chơi các trò chơi tập trung, không tạo áp lực trẻ, tạo môi trường học tập thuận lợi, dạy trẻ cách quản lý thời gian và cảm xúc.
2. Khả năng tư duy logic
Trẻ có khả năng tư duy logic mạnh mẽ sẽ học giỏi trong các môn khoa học, lời nói và hành động luôn có sự nhất quán với nhau.
Đặc biệt là sau khi trẻ học lên cao, độ khó tăng thêm, nhiều kiến thức phức tạp, nếu khả năng tư duy logic của trẻ kém sẽ rất khó học. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến điểm số của trẻ khi vào cấp 2 sa sút hơn.
Để rèn luyện khả năng tư duy logic cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ chơi các trò chơi logic và trí tuệ, sử dụng các hình ảnh và màu sắc để giải thích các khái niệm trừu tượng, thực hành tư duy sáng tạo, dạy trẻ cách lập luận, sử dụng câu chuyện truyền cảm hứng, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời, thực hiện các bài tập tư duy logic phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ.
3. Khả năng ghi nhớ
Nếu trẻ có trí nhớ tốt, chúng có thể chuyển đổi những gì mình muốn ghi nhớ thành trí nhớ dài hạn. Cha mẹ có thể cải thiện khả năng ghi nhớ của con mình bằng các cách sau:
Có nhiều cách rèn luyện khả năng ghi nhớ cho trẻ, dưới đây là một số gợi ý:
- Đọc sách và kể chuyện giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Nó cũng giúp trẻ học từ vựng mới và phát triển khả năng ngôn ngữ.
- Sử dụng hình ảnh và màu sắc để hỗ trợ trẻ ghi nhớ thông tin. Ví dụ, hình ảnh về con vật sẽ giúp trẻ nhớ tên của chúng dễ dàng hơn.
- Các trò chơi và hoạt động như ghép hình, tìm điểm khác nhau, trò chơi ghi nhớ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn.
- Âm nhạc có thể giúp trẻ tập trung và nhớ thông tin. Cha mẹ có thể hát những bài hát vui nhộn, đơn giản và dễ nhớ cùng trẻ.
- Các bài tập trí não như sudoku cờ vua, các trò chơi trí tuệ khác sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic và ghi nhớ thông tin.
- Lặp lại thông tin nhiều lần sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và lưu trữ thông tin vào bộ nhớ dài hạn.
- Tránh cho trẻ học quá nhiều trong một thời gian ngắn. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo ra một lịch học hợp lý và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ giữa các giờ học. Thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ giữ tâm trí sảng khoái và tăng khả năng ghi nhớ.