Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô

Trung Phạm |

Không phải tất cả các ý tưởng có vẻ như rất sáng sủa của Không quân Liên Xô đều trở thành hiện thực. Một số máy bay, hoặc chưa bao giờ ra đời hoặc bị hủy ngay khi mới thử nghiệm.

K-7

Được phát triển trong những năm 1930, "gã khổng lồ" K-7 là chiếc máy bay lớn nhất của Liên Xô ở vào thời điểm đó. Với sải cánh 53 m và chạy bằng 7 động cơ AM-34, K-7 đóng vai trò chính là máy bay ném bom của Không quân Liên Xô nhưng nó cũng có thể được sử dụng như một phi cơ chở khách.

Phi hành đoàn của K-7 có tới 12 người, gồm cả một nhân viên quản lý. Tuy nhiên, nguyên mẫu đầu tiên của K-7 đã bị rơi năm 1933 còn 2 chiếc khác thì chưa bao giờ hoàn thiện.

Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô  - Ảnh 1.

Máy bay K-7. Ảnh: Wikipedia

Dự án Zveno

Dự án được biết đến với tên gọi Zveno ("Liên kết chuỗi"), được phát triển ở Liên Xô trong giai đoạn từ những năm 1930 đến tận thời kỳ đầu Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941. Ý tưởng chính là sử dụng một máy bay ném bom làm phương tiện vận chuyển từ 1 – 5 chiếc máy bay tiêm kích, cho phép chúng tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.

Sau khi cất cánh, những chiếc tiêm kích được móc chặt vào máy bay ném bom bằng các thiết bị cố định đặc biệt. Chiếc máy bay ném bom chở những chiếc tiêm kích này tới những vị trí xa hơn tầm bay bình thường của chúng. Đến đây, những chiếc tiêm kích sẽ được bung ra, thực hiện nhiệm vụ tác chiến rồi trở lại bất cứ sân bay bạn bè, đồng minh nào.

Chiếc máy bay vận tải cũng có thể cất cánh mang theo vài tiêm kích Polikarpov I-16, mỗi chiếc này mang tới 250 kg bom. I-16 không thể tự cất cánh với khối lượng bom lớn như vậy.

Mặc dù đã thực hiện được một số chiến dịch thành công thời kỳ đầu trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, dự án Zveno vẫn không được tiếp tục phát triển.

Chiếc máy bay ném bom TB-3 bomber được sử dụng làm máy bay vận tải đã không được đưa vào sản xuất hàng loạt do quá lỗi thời. Trong khi I-16 cũng được thay thế bởi các tiêm kích khác tiên tiến hơn của Liên Xô.

Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô  - Ảnh 2.

Máy bay ném bom TB-3. Ảnh: Wikipedia

Sukhoi T-4

Chiếc máy bay ném bom trinh sát chiến lược tốc độ cao được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi vào cuối những năm 1960 như lời đáp trả của Liên Xô với máy bay ném bom chiến lược XB-70 Valkyrie của Mỹ.

"Valkyrie của Nga" được thiết kế để tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay bằng 2 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm X-45 (một dự án vẫn chưa hoàn thiện).

Sukhoi T-4 có các đặc điểm nổi bật: thân làm bằng titanium và thép không gỉ, một hệ thống điều khiển điện tử không lồ dư thừa tới 4 lần.

Tuy nhiên, dự án đã phải đóng cửa do chi phí quá tốn kém (1,3tỷ Rúp). Ngành công nghiệp quân sự Liên Xô sau đó đã chuyển sang phát triển chiếc Tu-160.

Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô  - Ảnh 3.

Sukhoi T-4. Ảnh: Pavel Adzhigildaev/Wikipedia

Mi-30

Ngày nay, chiếc máy bay lưỡng thể nổi tiếng nhất thế giới là V-22 Osprey của hãng Bell Boeing (Mỹ) được thiết kế vào những năm 1980. Song, rất ít người biết rằng Liên Xô cũng đã cố gắng phát triển một mẫu máy bay lưỡng thể tương tự từ đầu những năm 1970.

Những nguyên mẫu đầu tiên của chiếc máy bay lưỡng thể Mi-30 dự định sẽ ra mắt vào năm 1986 nhưng do phong trào perestroika (cải tổ), dự án đã phải hủy bỏ.

Được biết, Liên Xô đã phát triển tới 4 mô hình nhưng trong khi bay tới địa điểm trình diễn, 3 trong số đó đã mất kiểm soát và rơi xuống. Hiện vẫn chưa biết liệu những tai nạn này có phải do lỗi phi công hay do lỗi thiết kế.

Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô  - Ảnh 4.

Mi-30. Ảnh: Wikipedia

Su-47

Chiếc tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay này được thiết kế có một cánh cụp phía trước và thân làm bằng các vật liệu composite. Hải quân Liên Xô đặt hàng triển khai máy bay theo yêu cầu sử dụng của họ nhưng khi Liên Xô sụp đổ, dự án cũng đã phải dừng lại theo.

Tuy nhiên, dự án này không "chết". Nó đã được giới thiệu cho công chúng năm 1999 và ngày nay hoạt động như một "phòng thí nghiệm bay" của Cục thiết kế Sykhoi.

Theo nhiều cách khác nhau, Su-47 trở thành nền tảng để Nga phát triển chiếc máy bay thế hệ 5 mới nhất của mình - Su-57.

Những dự án vũ khí khổng lồ nhưng “chết yểu” của Không quân Liên Xô  - Ảnh 5.

Su-47. Ảnh: Dmitry Pichugin/Wikipedia

Video giới thiệu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - Su-57 của Nga

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại