Ngoài ra, khối lượng cơ thể của nhiều loài động vật có vú sẽ giảm khoảng 25% trong thế kỷ này, bởi vì chúng phải thu nhỏ kích thước để thích nghi với môi trường sống bị thu hẹp, theo nghiên cứu mới của Đại học Southampton đăng trên tạp chí Nature Communications.
Rob Cooke và các cộng sự đã xem xét cẩn thận 7.500 loài động vật có vú và chim trên toàn cầu. Họ sử dụng mô hình máy tính để dự đoán mức độ mất môi trường sống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng cá thể của từng loài.
Trong khi các sinh vật lớn phải vật lộn tìm cách sinh tồn, một số động vật nhỏ có khả năng sinh sản nhanh, thích nghi cao lại phát triển mạnh như chuột nâu, chuột bụi, chim đen (blackbird)...Chúng sẽ dần chiếm ưu thế trong nhiều môi trường sống khác nhau.
“Cho đến nay, mối đe dọa lớn nhất đối với chim và động vật có vú là con người với các hoạt động như phá rừng, săn bắn, thâm canh, đô thị hóa. Chúng cũng bị ảnh hưởng một phần bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu”, Cooke cho biết.
(Theo Telegraph)