5. Hải ly
Hải ly.
Hải ly được biết đến với đặc điểm tự nhiên là xây đập trên các con sông và suối, và xây ổ của chúng trong các vũng nước do đập bao quanh hình thành. Hải ly cũng xây kênh để thả trôi vật liệu xây dựng mà chúng không thể kéo đi trên đất. Chúng dùng răng cửa chắc khỏe để cắt cây, thực vật được chúng dùng để xây đập và để ăn.
Hải ly có vẻ ngoài có vẻ rất dễ thương nhưng sự thật lại không phải vậy. Chúng có đôi răng cửa sắc nhọn sẵn sàng để lại dấu vết trên nạn nhân. Vết thương gây ra sẽ bị chảy máu nặng nề và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Hải ly thường tấn công vào động mạch của nạn nhân, khiến họ mất máu đến chết. Đã có nhiều báo cáo về các trường hợp chúng tấn công người và vật nuôi.
4. Sứa hộp Australia
Sứa hộp Australia.
Sứa hộp, hay còn được gọi là “ong bắp cày biển” hoặc sâu biển, sinh sống chủ yếu ở những vùng biển ven bờ Bắc Úc và dọc khắp vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sinh vật này có màu xanh nhạt và gần như trong suốt, cái tên sứa hộp cũng bắt nguồn từ vẻ bề ngoài giống như một khối hình lập phương của chúng.
Nọc độc của sứa hộp được xem là một trong số những độc tố nguy hiểm nhất trên thế giới, nó chứa chất độc có thể tấn công vào tim, hệ thống thần kinh và các tế bào da. Nó gây ra những cơn đau cực kỳ kinh khủng, các nạn nhân sẽ bị sốc, chết đuối hoặc chết vì suy tim trước khi kịp lên bờ.
Nếu may mắn sống sót, các nạn nhân vẫn có thể phải trải qua những cơn đau nhức dai dẳng trong nhiều tuần liền và thường “vinh dự” được sở hữu những vết sẹo trên cơ thể, nơi mà xúc tu của chúng tiếp xúc vào.
3. Báo biển
Báo biển.
Báo biển hay hải cẩu báo là loài hải cẩu lớn thứ hai trong thế giới biển. Chúng được tìm thấy ở Australia, New Zealand và các khu vực biển ấm áp của Nam Phi. Chúng trông có vẻ rất hài hước và ngây thơ, tuy nhiên bạn sẽ bị sốc khi biết rằng chúng cố gắng đánh lừa chúng ta bằng vẻ ngoài này.
Báo biển rất hiếu chiến đối với con người. Chúng sẽ cắn người và sẽ kéo họ vào băng hoặc nước. Đã có rất nhiều báo cáo về việc các nhà sinh vật học và du khách, bị tấn công. Chúng cũng thường xuyên tấn công các tàu thuyền, việc này làm cho con người gặp khó khăn khi đi vào vùng nước của chúng.
2. Bạch tuộc đốm xanh lớn
Bạch tuộc đốm xanh lớn.
Bạch tuột đốm xanh có hai loài: Hapalochlaena lunulata, có kích thước lớn, có thể phát triển chiều dài đến 20cm kể cả xúc tu. Hapalochlaena maculosa, nhỏ hơn và phổ biến hơn nhưng chỉ có trọng lượng khoảng 28 gram. Chúng được tìm thấy trong vũng nước cạn có san hô và đá tại nước Australia.
Thông thường người ta thường thấy những sinh vật dễ thương này có màu nâu hoặc vàng, thế nhưng nếu bạn thấy những vành khuyên màu xanh sáng rực có khi đó là lúc qua muộn.
Vết cắn của loài bạch tuộc này đôi khi rất khó nhận ra vì nó không đau. Nhưng sau đó chất độc sẽ gây đau và tê liệt nghiêm trọng. Đôi khi ngay lập tức các vấn đề hô hấp và tê liệt sẽ xảy ra. Do đó, “người đẹp đeo nhẫn xanh” gây bất tỉnh và tử vong.
1. Ếch phi tiêu độc
Ếch phi tiêu độc (danh pháp khoa học: Dendrobatidae) là một nhóm các loài ếch trong họ Dendrobatidae chuyên sống ở Trung và Nam Mỹ. Sở dĩ chúng có tên như vậy vì nọc độc của chúng được thổ dân da đỏ sử dụng để tẩm vào phi tiêu khi săn bắn.
Sát thủ sở hữu nọc độc mạnh nhất trong họ này chính là ếch phi tiêu vàng (Phyllobates terribilis) ở Colombia với kích thước chỉ có 5cm.
Da của chúng tiết ra batrachotoxin, một loại chất độc khiến hệ thân kinh bị tê liệt, gây tê liệt các cơ và dẫn tới tử vong. Nọc của một con ếch phi tiêu vàng có thể giết chết gần 20 người đàn ông khỏe mạnh hoặc thậm chí 2 con voi đực châu Phi.