Những con khủng long thực sự có màu gì, câu trả lời gây bất ngờ

Hoàng Dung |

Một số có ánh kim và một số có bộ lông sặc sỡ với màu sắc và hoa văn tươi sáng.

Không có loài động vật nào trải qua một cuộc lột xác ngoạn mục hơn trong vài thập kỷ qua như loài khủng long. Hai câu hỏi khiến nhiều nhà khoa học đâu đầu đó là thực sự thì những con khủng long có màu gì và làm sao con người biết được khi loài động vật này đã tuyệt chủng từ rất lâu.

Năm 1996, các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu một hóa thạch khủng long từ Trung Quốc phát hiện ra rằng loài khủng long này có lông vũ. Sau đó, việc phát hiện ngày càng có nhiều khủng long lông dài khiến các nhà cổ sinh vật học chú ý hơn về màu sắc của chúng và đưa ra suy đoán khác hoàn toàn khác. 

Khủng long có màu sắc đa dạng giống như loài chim ngày nay.Bằng cách phải phân tích và nghiên cứu nhiều loài bò sát ngày nay có quan hệ gần với những con khủng long, các nhà khoa học suy đoán rằng khủng long ăn cỏ lớn có màu xám và xanh lá cây, khủng long ăn thịt lớn chủ yếu là có màu nâu sẫm.

Jakob Vinther, phó giáo sư về tiến hóa vĩ mô tại Đại học Bristol, Anh đã có câu trả lời cho cả hai câu hỏi băn khoăn lúc đầu. Kể từ khi phát hiện những chiếc lông khủng long hóa thạch đầu tiên vào năm 1996, các nhà khoa học đã nhận thấy những cấu trúc cực nhỏ hình tròn bên trong chúng, đó là vi khuẩn đã hóa thạch.

Nhưng Vinther nhận ra rằng những cấu trúc đó có thể là một cái gì đó hơn thế nữa. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu và phát hiện ra rằng cấu trúc tròn nhỏ melanosome, chính là những đốm màu cực nhỏ của melanin, sắc tố tạo màu sắc cho tóc, da, lông và mắt của thế giới động vật.

Các nhà khoa học khác phần lớn tin rằng sắc tố không thể tồn tại trong quá trình hóa thạch, nhưng khám phá của Vinther và cộng sự không chỉ cho thấy rằng sắc tố vẫn tồn tại mà còn chứng minh màu sắc thực tế của các loài động vật đã tuyệt chủng.

Những con khủng long thực sự có màu gì, câu trả lời gây bất ngờ - Ảnh 2.

Các melanosome lớn, to chỉ ra sắc tố xám hoặc xanh lam, trong khi các melanosome dài và nhỏ, phẳng hoặc rỗng là dấu hiệu của ánh kim.

Vinther nói: "Bằng cách sắp xếp melanin theo một cách cụ thể bên trong lông khủng long tạo ra các cấu trúc tương tác với ánh sáng. Hình dạng phẳng hoặc rỗng của các melanosome riêng lẻ giúp chúng khớp với nhau tạo ra ánh kim loại giống như chim ruồi hoặc chim công".

Các loài khủng long cũng có cách ngụy trang phức tạp. Loài khủng long đầu tiên mà Vinther từng nghiên cứu là một loài động vật nhỏ giống chim là Anchiornis. Dựa trên các melanosome, Vinther và nhóm của ông kết luận rằng nó có thân màu xám, lông cánh màu trắng với các đốm đen ở đầu và vương miện màu đỏ giống như chim gõ kiến.

Khủng long Sinosauropteryx, loài khủng long đầu tiên phát hiện có lông vũ, có đuôi sọc và đeo mặt nạ giống như một con gấu trúc. Nó cũng có lớp chống nắng đặc biệt, các bộ phận ở trong bóng tối có sắc tố nhạt hơn các bộ phận thường tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại