Quý cô choàng khăn Babushka trong vụ ám sát John F. Kennedy
Bức ảnh ghi lại ‘quý cô Babushka’
Sau khi Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát vào tháng 11/1963, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã lần tìm các nhân chứng và dõi theo manh mối của những kẻ tình nghi.
Trong những bức ảnh chụp được vào thời điểm đó ghi lại hình một người phụ nữ choàng khăn Babushka theo kiểu Nga, khi đó cũng đang chụp ảnh.
Về sau, người ta gọi người phụ nữ này là ‘quý cô Babushka’, vì cách choàng khăn đội đầu giống người Nga.
Sau phát súng bắn trúng Tổng thống, nhiều người lao đến xe chở Tổng thống. Riêng ‘quý cô Babushka’ lại đứng một chỗ và ghi lại cảnh tượng này.
Năm 1970, một phụ nữ tên là Beverly Oliver xuất hiện và tự nhận mình chính là ‘quý cô Babushka’ bí hiểm.
Oliver nói rằng FBI đã tịch thu chiếc camera của cô. Rất nhiều câu chuyện mà Oliver kể không thuyết phục và những người theo thuyết âm mưu đã loại Oliver ra khỏi giả thuyết của mình.
Đến nay, không ai rõ danh tính của người phụ nữ quàng khăn Babushka là ai, và những bức ảnh do cô chụp có thể cung cấp các manh mối sống còn cho vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Cựu quân nhân ‘điểm danh’ sau khi hy sinh?
Gương mặt của Freddy Jackson xuất hiện phía sau đồng đội, đúng trong ngày đưa tang của mình.
Bức ảnh này chụp phi đội không quân của Hoàng gia Anh trong Thế chiến I, và được một sĩ quan về hưu là Victor Goddard công bố vào năm 1975.
Bức ảnh chụp vào năm 1919, trông có vẻ bình thường, cho tới khi bạn nhìn kỹ vào phía sau người quân nhân đứng hàng cuối cùng, thứ tư từ trái sang.
Đứng sau quân nhân này là bóng một khuôn mặt nam giới, trông khá rõ nét. Đây chính là Freddy Jackson, một thành viên khác trong phi đội bay này.
Điều duy nhất đặc biệt trong bức ảnh là, ngày chụp bức ảnh này cũng chính là ngày tổ chức đám tang cho Freddy. Freddy đã hy sinh trước đó 2 ngày.
Nấc thang lên thiên đàng
Bức ảnh chụp quý bà Dorothy Townsend - một trong những bức ảnh ma nổi tiếng nhất thế giới.
Một trong những bức ảnh chụp ảnh ma nổi tiếng nhất thế giới được cho là tấm chụp quý bà Dorothy Townsend.
Bức ảnh do các nhiếp ảnh gia chụp năm 1936 tại Raynham Hall cho tạp chí Country Life. Trong ảnh, có thể thấy rõ hình dáng một phụ nữ.
Các chuyên gia về ảnh không thể tìm ra bất kỳ dấu hiệu giả mạo hoặc dàn dựng nào trong tấm ảnh này. Vậy ‘người phụ nữ’ đó là ai và tại sao lại ở đây?
Chuyện kể rằng chồng của bà Dorothy là Raynham Charles Townshend nghi ngờ sự chung thủy của vợ mình và giam bà bên trong căn nhà.
Hồ sơ pháp lý cho biết bà chết năm 1726, nhưng tin đồn cho rằng bà bị cầm tù và nhiều năm sau đó mới chết.
Rất nhiều người ‘gặp’ bóng ma này. Thậm chí, có người nói rằng Vua George IV cũng nhìn thấy bà đứng ngay cạnh giường của ông.
Ma trêu nhau giữa biển
Bóng ma của hai thủy thủ James Courtney và Michael Meehan?
Hai thủy thủ là James Courtney và Michael Meehan thiệt mạng khi đang dọn dẹp trên tàu SS Watertown. Lễ tang của hai người được cử hành theo kiểu truyền thống trên biển.
Nhưng theo các thành viên khác trong đoàn thủy thủ, và cả trong bức ảnh này, Courtney và Meehan dường như vẫn lơ lửng đâu đó.
Trong ảnh là hình bóng đầu của hai người, nổi trên mặt sóng bên mạn tàu. Ảnh do thuyền trưởng Keith Tracy chụp sau khi rất nhiều thủy thủ báo lại về việc nhìn thấy bóng ma.
( còn nữa)