Chúng ta có thể sử dụng thẻ ngân hàng để chi trả cho các hoạt động thanh toán, chuyển tiền một cách nhanh chóng, tiện lợi. Mọi người dùng thẻ ngân hàng còn có thể dễ dàng tiếp cận và kiểm tra những biến động trong tài khoản ngân hàng của mình một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì dù thực hiện hàng tá giao dịch hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết hết về những sự thật ẩn giấu xung quanh chiếc thẻ ngân hàng thân thuộc.
Dưới đây là những đặc điểm bí ẩn của chiếc thẻ ngân hàng, mọi người hãy đọc và theo dõi xem mình biết được những gì nhé!
1. Những con số trên thẻ ngân hàng có ý nghĩa gì?
Những con số thân thuộc trên thẻ ngân ngân hàng nhưng không phải ai cũng biết hết về chúng.
Hầu hết các thẻ ngân hàng đều có 16 chữ số (đôi khi là 13 hoặc 19 chữ số). Chữ số đầu tiên là mã nhận dạng hệ thống (VD: 4 – VISA, 5 – MasterCard).
Năm chữ số tiếp theo đại diện cho ngân hàng phát hành. Do đó, chỉ cần 6 chữ số đầu sẽ cung cấp cho bạn thông tin về loại thẻ, hệ thống và ngân hàng phát hành thẻ.
9 số tiếp theo chỉ hữu ích cho ngân hàng vì đây là mã của chủ sở hữu thẻ.
2. Số cuối cùng (check degit) và sự kỳ diệu của các con số
Số cuối cùng trên thẻ có tác dụng rất hữu ích.
Số thẻ có thể bao gồm từ 9 đến 15 số. Chúng được tạo bằng một thuật toán đặc biệt. Khả năng có 7 con số giống nhau trên 2 loại thẻ khác nhau là rất thấp vì số trường hợp sắp xếp số thẻ 7 chữ số nhiều hơn so với dân số của thế giới hiện tại.
Số cuối cùng (check digit hay chữ số kiểm tra) được tính toán dựa trên thuật toán Luhn. Con số này giúp ngăn ngừa những sai sót không mong đợi nếu gõ các số trên máy tính. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra thuật toán Luhn trên thẻ ngân hàng của bạn.
3. Kiểm tra thẻ ngân hàng bằng đèn cực tím
Chỉ khi soi dưới ánh sáng cực tím, những ký hiệu chìm này mới hiển lộ.
Rất ít người biết rằng thẻ ngân hàng được bảo vệ giống như tiền thông thường. Ví dụ, những hình in chìm trên thẻ có thể nhìn thấy trong ánh sáng cực tím. Theo đó, trên thẻ VISA, bạn sẽ thấy chứ "V", trên thẻ MasterCard có chữ "M" và "C", và trên American Express có thể nhìn thấy hình một con đại bàng.
4. Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ?
Nhiều người chưa hiểu rõ về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Thẻ ngân hàng có thể là thẻ ghi nợ hoặc tín dụng. Sự khác biệt giữa chúng chính là tiền trong tài khoản thuộc về: ngân hàng hoặc khách hàng. Trên thực tế, thẻ tín dụng thường được phát hành ngoài thẻ ghi nợ.
Chỉ cần nhớ rằng một ngân hàng không có quyền phát hành thẻ tín dụng cho bạn nếu mà không có sự cho phép của bạn.
Thẻ thấu chi là sự kết hợp giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ thấu chi cho phép bạn sử dụng nhiều tiền hơn số tiền mà bạn có trong tài khoản nhưng giới hạn thường thấp hơn so với thẻ tín dụng.
5. Kỹ thuật thấu chi
Thấu chi là một kỹ thuật tiện ích cho khách hàng.
Thấu chi là một kỹ thuật cho phép khách hàng có thể chi (rút) vượt số dư có trên tài khoản thẻ ATM.
Thuật ngữ này có thể xuất hiện khi bạn vừa thanh toán bằng ngoại tệ hoặc khi bạn nhận tiền vào tài khoản từ một ngân hàng khác và rút tiền ngay sau đó. Không có gì đáng sợ về các khoản vay thấu chi, nó sẽ biến mất ngay khi tài khoản của bạn có tiền và không có tính lãi suất.
6. Mặt sau của thẻ
Mặt sau của thẻ ngân hàng là mã an ninh rất quan trọng và hữu ích.
Ở mặt sau của thẻ có một biện pháp bảo mật khác: đó là mã CVV (đối với thẻ VISA) và CVC (dành cho thẻ MasterCard). Trong cả hai trường hợp, CV là viết tắt của Card Verification (tạm dịch là xác minh thẻ). Mã này dùng để xác minh thẻ của bạn.
CVV cho phép bạn thực hiện giao dịch mà không cần dùng thẻ thực, chẳng hạn như khi thanh toán trực tuyến.
Sử dụng mã này bạn có thể thực hiện một giao dịch từ xa. Cũng giống như mã PIN, bạn không nên để lộ hoặc nói cho bất kỳ người nào, đặc biệt nếu có ai đó yêu cầu bạn.
7. Những quy tắc an toàn khi sử dụng thẻ ngân hàng
-Nếu bạn mua thứ gì đó trên Internet, hãy chỉ làm điều đó trên các trang web an toàn. Kiểm tra xem trang web có sử dụng giao thức https cho các giao dịch tài chính hay là không. Điều này sẽ giúp bảo vệ dữ liệu của bạn tránh bị rò rỉ.
Hãy chú ý trang web uy tín khi mua bán qua mạng Internet.
-Giữ bảo mật thông tin thẻ của bạn. Điều này xảy ra đối với mã PIN và CVV. Hãy nhớ rằng, chỉ mất vài giây để nắm bắt thông tin trên thẻ. Đừng để bất cứ ai lấy thẻ của bạn, thậm chí ngay cả trong quán cà phê hay nhà hàng.
-Nếu bạn cần rút tiền từ máy ATM, hãy làm theo các quy tắc an toàn. Khi bạn đến máy ATM, hãy kiểm tra xem có máy camera hay một cái gì đó trên bàn phím hay không.
Hãy chú ý kỹ bàn phím trước khi thực hiện giao dịch qua máy ATM.
-Nếu bạn bị trộm hoặc mất thẻ, hãy gọi cho ngân hàng ngay lập tức để khóa thẻ kịp thời. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó có thể đã lấy cắp dữ liệu thẻ của bạn, hãy thông báo về những nghi ngờ của bạn cho ngân hàng.
-Đừng cảm thấy ngại ngùng khi trao đổi với ngân hàng. Hầu hết các tổ chức tài chính đều có dịch vụ hỗ trợ 24/7. Bạn có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào về thẻ của bạn bằng cách gọi dịch vụ hoặc viết cho họ.
Xem video minh họa: Cách thức máy ATM làm việc
Cách thức máy ATM làm việc. Video: Youtube/Largest Dams
Ảnh/Nguồn: Brightside