Dưới đây là một số "bí mật" rất đơn giản trong nhà bếp có thể bạn chưa từng biết đến. Cùng xem lâu nay chị em đã mắc những sai lầm nào nhé.
1. Không phải rau củ quả nào cũng có thể tống vào tủ lạnh được
Nhiều người vẫn có thói quen cất giữ tất tần tật các loại rau, củ, quả vào tủ lạnh với mong muốn bảo quản chúng được lâu hơn.
Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm bởi mọi người không biết rằng khoai tây, cà chua, chuối và táo... là những loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh.
Chẳng hạn như khoai tây khi để trong nhiệt độ thấp, chúng sẽ trở nên ngọt hơn, nhanh bị thối hơn.
2. Rã đông thịt trong tủ lạnh
Nghe có vẻ hơi ngược đời nhưng đây là mẹo giúp giữ được hương vị của miếng thịt.
Thay vì lấy miếng thịt ra ngoài và đổ nước vào ngâm, bạn hãy đặt nó vào một chiếc bát và để vào ngăn mát tủ lạnh để thịt rã đông từ từ.
Không nên để thịt trong nước, đặc biệt là nước nóng vì nó sẽ làm hỏng mùi vị của thịt.
3. Không dùng máy say sinh tố để nghiền khoai tây
Dùng máy xay sinh tố để nghiền khoai tây sẽ làm cho khoai bị nhớt và dính. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng những loại máy nghiền đơn giản để khoai tây trông ngon mắt và dễ ăn hơn.
4. Không để sữa ở cửa tủ lạnh
Cánh cửa tủ lạnh dường như là nơi hoàn hảo để lưu trữ sữa nhưng trên thực tế, vị trí đó có nhiệt độ cao hơn một chút so với bên trong tủ.
Hơn nữa, việc mở ra đóng vào cửa tủ làm nhiệt độ thay đổi khiến sữa nhanh hỏng hơn.
5. Khuấy mì ống khi đun sôi
Có điều hiển nhiên là tất cả các loại mì ống cần được luộc trong nước sôi.
Tuy nhiên có một bí mật mà không phải ai cũng biết đó là bạn nên khuấy mì ống vào những phút đầu tiên ngay khi cho mì vào nồi để sợi mì không bị dính với nhau hoặc bị dính vào đáy nồi.
6. Không mở lò nướng trong khi nướng
Nếu bạn mở lò trong quá trình nướng, nhiệt độ trong lò bị thay đổi và vì thế bánh của bạn sẽ không hoàn hảo như ý muốn.
Trong trường hợp muốn kiểm tra xem bánh chín chưa, bạn hãy bật đèn bên trong lò, chỉ mở lò ít phút trước khi đồ ăn đã chín hoàn toàn.
7. Bảo quản bánh mì trong tủ lạnh
Bánh mì nên được bảo quản trong tủ lạnh. Bạn chỉ cần gói thật kín để không bị ám mùi từ những loại đồ ăn khác trong tủ.
8. Dùng giấm thay vì thêm muối
Món ăn của bạn sẽ có hương vị phong phú và đậm đà nếu bạn cho chanh, giấm balsamic, rượu táo hoặc giấm rượu thay vì cho nhiều muối.
Bạn chỉ cần chắc chắn rằng giấm đã bốc hơi hết trong khi nấu ăn.
9. Sử dụng nhiều loại thớt
Bạn nên có ít nhất hai bộ thớt trong bếp: một cho thực phẩm sống và một cho thực phẩm chín. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình nấu nướng.
10. Sử dụng nhiều loại dao cho những mục đích khác nhau
Chị em nên sắm nhiều dao để phục vụ công việc nấu nướng của mình.
4 loại dao là con số hoàn hảo nhất: dao đầu bếp, dao lưỡi răng cưa (dao cắt bánh mì), dao cắt rau, dao gọt hoa quả.
(Nguồn: BS)