Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức

Ninh Công Khoát |

Câu chuyện của Tiến sĩ Otto Jon là một trong những vụ thành công nhất sau chiến tranh của Tình báo Đối ngoại Liên Xô.

Thành công vang dội của tình báo Liên Xô

Trong những năm đầu thập niên 1950, Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) luôn luôn tìm cách cạnh tranh nhau trong mọi lĩnh vực. Trước khi xây dựng bức tường Berlin, việc đào tẩu từ Đông Berlin sang Tây Berlin và ngược lại không phải là khó khăn.

Ở phương Đông, họ long trọng chấp nhận những kẻ đào tẩu từ phương Tây. Ở phương Tây, họ mở cánh tay đón những người tị nạn từ phương Đông.

Mùa hè năm 1954, Tiến sĩ Otto Jon, thủ lĩnh đàu tiên của ngành Phản gián Tây Đức đột nhiên biến mất. Và một vài ngày sau, ông Otto Jon xuất hiện ở Đông Berlin, Thủ đô của Đông Đức. Đó là một món quà lớn cho Đông Đức, đồng thời cũng là ​​một bất ngờ gây bức xúc cho Tây Đức.

Chạy sang phía Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa không phải một quan chức nhỏ, mà là một Chính trị gia ở cấp bậc tương đương Bộ trưởng -  một người nổi danh và nổi uy quyền. Ông là người đã tham gia vào vụ âm mưu chống lại Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944. Otto Jon đã có một sự nghiệp lớn ở Đức.

Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức - Ảnh 1.

Chân dung Otto Jon.

Sau một tháng kể từ ngày Otto Jon xuất hiện ở thủ đô CHDC Đức, đại biểu Quốc hội Tây Đức Karl - Franz Shmidt-Vitmak lại chạy sang Đông Đức. Đây là một món quà khác cho CHDC Đức.

Shmidt-Vitmak là thành viên của đảng cầm quyền và là thành viên của Ủy ban Quốc hội về các vấn đề của Liên minh Quốc phòng châu Âu. Shmidt-Vitmak cũng yêu cầu xin tị nạn chính trị tại CHDC Đức.

Ngày 11 tháng 8 năm 1954, Otto Jon đã phát biểu trong cuộc họp báo lớn ở Đông Berlin. Cuộc họp báo này đã gây ra rất nhiều tai tiếng. Ông giải thích rằng ông đến với Đông Đức để chiến đấu dành thống nhất nước Đức.

Ông nói với các nhà báo nước ngoài: Ở Tây Đức đang diễn ra quá trình quân sự hóa; Đức quốc xã trước đây đã chiếm vị trí quan trọng tại Tây Đức; Tây Đức có âm mưu thành lập một cộng đồng phòng thủ châu Âu, hợp nhất các quân đội của các nước Tây Âu, cùng với Hoa Kỳ chuẩn bị một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Otto Jon nhấn mạnh: "Tây Đức đã biến thành vũ khí của chính sách Mỹ ở châu Âu, Người Mỹ cần những người lính Tây Đức cho cuộc chiến tranh với Đông Đức.

Do đó, Mỹ hướng vào những người chưa học được những bài học của thảm họa năm 1945, và chỉ chờ đợi thời gian để được hành quân sang phía đông. Điều này có thể mang lại cho chúng ta những đau khổ mới không thể tưởng tượng. Hơn nữa, nó sẽ tạo ra một mối đe dọa hủy diệt cho chính dân tộc Đức ...”

Những tiết lộ vang lừng của Otto Jon đã trở thành đối số quan trọng nhất trong cuộc chiến tuyên truyền giữa phương Tây và phương Đông. Otto Jon đã được Đông Đức đón tiếp như một vị khách cao cấp.

Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức - Ảnh 2.

Chủ tịch КGB Ivan Serov (bên phải) , Otto Jon bên trái.

Ông đã được chủ nhà giới thiệu cho thấy Nhà nước Công – Nông đầu tiên trên mảnh đất của người Đức đang phát triển và tốt lên như thế nào. 

Các nhà quay phim tư liệu đã ghi lại hình ảnh  chuyến đi quanh Berlin của ông. Otto Jon được các đại diện của giới trí thức Đông Đức tán dương. Ở Đông Berlin, ông làm việc trong "Ủy ban thống nhất nước Đức".

Câu chuyện của Tiến sĩ Otto Jon là một trong những vụ thành công nhất sau chiến tranh của Tình báo Đối ngoại Liên Xô.

Cũng không đơn giản để trong lịch sử cuộc đấu tranh của các ngành đặc vụ giành được chiến thắng là lôi kéo được thủ lĩnh của ngành Phản gián của nước khác chạy về  phía mình.

Ngay cả Kim Philby – Trưởng phòng trong tình báo Anh chạy sang đối phương đã là một sự kiện nổi tiếng, song ông có cấp bậc thấp hơn Otto Jon.

Đây là một thành công lớn của công tác tuyên truyền của Đông Đức, của phe XHCN. Chính trong những ngày đó ý đồ thành lập Liên minh quân sự các nước Tây Âu, trong đó có Tây Đức mà Moskva cực lực phản đối và cuối cùng Liên minh quân sự Tây Âu không được Thành lập. Otto Jon đã giúp Moskva giành chiến thắng này.

Một năm rưỡi sau, vào tháng 12 năm 1955, Otto Jon cũng đột nhiên đào tẩu theo hướng ngược lại và trở về Tây Đức.

Tất cả điều này xảy ra như thế nào? Tại sao người đứng đầu ngành Phản gián Tây Đức chỉ phục vụ Đông Đức không lâu, và sau đó lại vẫn trở về Tây Đức ?

Đôi điều về Otto Jon

Otto Jon sinh năm 1909 tại Marburg trong một gia đình Tin Lành giàu có. Ông tốt nghiệp Đại học luật và muốn trở thành một nhà ngoại giao. Nhưng ông không tham gia Đảng Quốc xã nên không được nhận vào Bộ Ngoại giao.

Ông làm việc ở hãng Hàng không “ Lufthansa ” với cương vị là cố vấn pháp lý. Năm 1943, Otto Jon nằm trong diện đi lính, nhưng nhờ có một sĩ quan nổi tiếng đã cứu ông thoát khỏi lực lượng vũ trang của phát xít Đức.

Otto Jon là một đảng viên đảng Dân chủ Xã hội. Anh trai của ông là một người cộng sản. Otto Jon là một người chống phát xít thực sự. Các tội ác của chế độ Hitler, các trại tập trung và các vụ thảm sát hàng loạt đã  dấy lên trong ông sự ghê tởm và căm ghét. Ông liên kết với những người tham gia phe đối lập chống Hitler.

Vì công việc của hãng hàng không "Lufthansa", Otto Jon thường đi đến Lisbon và Madrid. Ở những nơi này, ông có mối quan hệ với các nhân viên Tình báo Anh và cung cấp cho họ những tin tức từ Gerdeler.

Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức - Ảnh 3.

Chính quyền CHDC Đức đã tạo mọi điều kiện thuân lợi để Ottо Jon làm tốt công tác tuyên truyền.

Đặc tình của Tình báo Liên Xô Kim Philby đã chú ý đến Otto Jon, và đã báo cáo về Moskva.

Kim Philby nghi ngờ nhân viên người Đức của hãng hàng không này là một điệp viên hai mang, hành động theo chỉ đạo của Gestapo, bởi vì Otto Jon có thể thường xuyên đến Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Otto Jon đã thoát khỏi phát xít một cách kỳ diệu, chạy trốn sang Bồ Đào Nha. Tình báo Anh đã đưa ông từ Bồ Đào Nha đến London.

Ông cộng tác trong phòng chiến tranh tâm lý chống lại Đức Quốc xã và làm việc trong Ban tiếng Đức đài phát thanh của Anh.

Sau chiến tranh, ông đã giúp người Anh tìm kiếm những tên tội phạm chiến tranh cần phải trừng phạt.

Tại phiên tòa Nuremberg, ông là một thông dịch viên trong khi thẩm vấn. Ông đã giúp các luật sư người Anh chuẩn bị một cáo buộc chống lại Thống soái Erich Von Manstein - một trong những nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng nhất của Hitler. Năm 1949, Thống soái Manstein bị tòa án quân sự Anh kết án mười tám năm tù.

Khi Cộng hòa Liên bang Đức ra đời, các nước đồng minh đã quyết định, Cộng hòa Liên bang Đức có quyền thành lập ngành Phản gián để chống lại Cộng sản.

Ngành Phản gián được giao nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa cực đoan cánh tả và cánh hữu, chống gián điệp và chống lại hoạt động của người nước ngoài gây nguy hiểm cho nhà nước. Ngoài ra, ngành Phản gián cho phép các công chức Nhà nước được quyền truy cập thông tin bí mật.

Chính vì thế, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức là Conrad Adenauer, muốn có người của mình ở vị trí người đứng đầu cơ quan Phản gián. Nhưng thời điểm đầu thập niên 1950 là lúc Bonn phải lắng nghe ý kiến ​​của các quốc gia đồng minh nên Thủ tướng Adenauer không thể phản đối việc đưa Otto Jon vào vị trí người đứng đầu cơ quan Phản gián.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Gerhard Shreder cũng coi Otto Jon là người bảo trợ cho người Anh. Và Bộ trưởng cũng không đồng ý để Otto Jon là người đứng đầu cơ quan Phản gián.

Tháng 6 năm 1954, Bộ trưởng thẳng thắn tuyên bố rằng ông sẽ bổ nhiệm một người khác đứng đầu cơ quan Phản gián ngay khi Cộng hòa Liên bang Đức trở nên hoàn toàn độc lập. Lời nói của Bộ trưởng vẫn không được quan tâm.

Ba tuần sau khi Bộ trưởng Nội vụ thông báo, Otto Jon chạy sang Đông Berlin và nói nhiều điều rất khó chịu dành cho Thủ tướng Adenauer, Bộ trưởng Gerhard Shreder và Trưởng ngành Tình báo Tây Đức, ông Helen ...

Cuộc đào tẩu sang Đông Đức

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, ngày kỷ niệm mưu sát Hitler, Otto Jon, với tư cách là một thành viên của kháng chiến, đã đến Tây Berlin để tham gia cuộc biểu tình dành riêng cho những người muốn giết Hitler. Cuộc biểu tình kết thúc, Otto Jon đã đào tẩu sang Đông Berlin.

Một câu hỏi đặt ra : Tiến sĩ Otto Jon đi từ Tây Berlin sang Đông Berlin một cách tự nguyện, hay bị bắt cóc?

Bác sĩ-tâm thần của Tây Berlin Wolfgang Wohlgemuth đã biết Otto Jon từ lâu, ông đã điều trị cho anh trai của Otto Jon. Bác sĩ coi mình là một người cộng sản. Đối với Tình báo Xô Viết, bác sĩ không phải là đặc tình, mà chỉ là " Hộp thư đáng tin cậy". Ông đã có những thông tin làm cho các sĩ quan Tình báo Liên Xô chú ý tới Otto Jon.

Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức - Ảnh 4.

Năm 1954, Оttо Jon cùng vợ chạy sang Đông Đức.

Khi bác sĩ được yêu cầu sắp xếp một cuộc nói chuyện cho Otto Jon, bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm, đã khá khéo léo nói với Otto Jon và Otto Jon đang trong tình trạng bế tắc chính trị, không biết phải làm gì, đã đồng ý nói chuyện.

Khi đó, có lẽ Otto Jon cảm thấy mình không tốt, cái gì đang xảy ra phía sau bức màn sắt, trong phe Xã hội Chủ nghĩa. Có lẽ, những khẩu hiệu chống phát xít của Đông Đức thích hợp với Otto Jon, nhất là  khi Otto Jon nhìn thấy khuôn mặt của cựu Đức Quốc xã đang giữ một vị trí quan trọng ở Tây Đức.

Các điệp viên Liên Xô không muốn gặp Jon ở Tây Berlin, sợ mắc bẫy trên lãnh thổ nước ngoài. Họ mời Jon đến Đông Berlin. Đích thân bác sĩ tâm thần đưa Jon đến Đông Berlin.

Ở đó, Jon được chuyển sang chiếc xe của phòng Tình báo Cơ quan đại diện KGB và được đưa đến một biệt thự bí mật ở Weissensee. Tướng Pitovranov mời Jon ngồi vào bàn đã được chuẩn bị chu đáo để nói chuyện

Ngày hôm sau Pitovranov báo cáo với chủ tịch KGB - Ivan Serov, và Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Đối ngoại - Alexandr Panyushkin về nội dung cuộc trò chuyện.

Ông đươc đưa về Liên Xô. Phó Giám đốc Tình báo các vấn đề châu Âu, Tướng Alexandr Korotkov, người chuyên về các vấn đề của Đức đã nói chuyện với Otto Jon. Tất nhiên, Jon đã kể hết mọi chuyện mà ông biết về các ngành đặc vụ của Tây Đức.

Thậm chí  còn nhiều hơn khi Tổng cục Tình báo Đối ngoại KGB đã quan tâm đến các mối liên hệ của Jon với Tình báo Anh. Nhưng Jon là một chính trị gia và ông khó có thể nêu những chi tiết mà Tình báo Liên Xô quan tâm đến.

Otto Jon nhanh chóng hiểu ra mình đang ở đâu. Điều này từ xa có thể bị nhầm lẫn. Ông không thích cuộc sống ở Đông Berlin. Do nhiều lần nâng cốc, ông đã nghiện rượu cô nhắc Armenia, loại rượu Tình báo Liên Xô đã cung cấp cho ông, và được yêu cầu đem về nhà ...

Khi thấy Jon không phải là mối quan tâm đặc biệt, người ta quyết định không giữ ông ở  lại Đông Đức. Hơn nữa, sự trở lại Tây Đức  của ông chỉ làm tăng thêm nỗi lo sợ cho người Tây Đức, vì Jon tiết lộ cho Moskva tất cả những bí mật mà ông ấy biết.

Sau một năm rưỡi, ngày 12 tháng 12 năm 1955, Otto Jon đã trốn chạy khỏi Đông Đức về Tây Đức.

Trở về Tây Đức

Người ta cho rằng Otto Jon đã được nhà báo Đan Mạch Henrik Bonde-Hendricksen đang tác nghiệp tại Đông Đức giúp đỡ. Nhà báo này bị tình nghi liên quan đến tình báo Anh. Otto Jon làm việc trong tòa nhà của Đại học mang tên Humboldt. Tòa nhà đang sửa chữa.

Những bí ẩn về cuộc đào tẩu thế kỷ của trùm phản gián Tây Đức - Ảnh 5.

Tháng 12 năm 1955, Chủ tịch КGB Ivan Serov (bên phải) đã phê chuẩn quyết định thả Otto Jon.

Jon đi xuống cầu thang cùng với các lính bảo vệ, ông nói với họ rằng ông đã quên một tài liệu quan trọng và ông yêu cầu họ canh giữ chiếc cặp của ông. Ông quay trở lại tòa nhà nhưng đi ra qua một cửa khác, ông ngồi vào chiếc xe "Ford" của nhà báo Đan Mạch, và trong một vài phút họ đã ở Tây Berlin.

Từ Tây Berlin, ông bay tới Colomho dưới một cái tên khác. Otto Jon hy vọng rằng ông sẽ được Moskva thông cảm như một nạn nhân.

Nhưng ông không được tha thứ vì việc chạy trốn và những lời nói gay gắt về những người cầm quyền ở Bonn. Trong nhiều giờ ông bị thẩm vấn, sau đó bị bắt, bị xét xử và bị đưa vào tù.

Tòa án kết luận  Otto Jon đã tự nguyện, không bị ép buộc, chạy sang Đông Đức. Jon bị kết án 4 năm tù. Ngày 22 tháng 8 năm 1956, Jon bắt đầu thi hành án. Thực tế, ông chỉ ngồi tù có 2 năm. Năm 1958, ông được Tổng thống Đức ân xá.

Ông qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 1997 tại Innsbruck, hưởng thọ 88 tuổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại