Những ai phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2025?

T.Hà |

Theo nội dung đề cập tại Tờ trình Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có thêm 5 nhóm lao động phải đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025.

5 nhóm lao động phải đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025

Tại dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sắp trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất mở rộng thêm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với 5 nhóm lao động gồm:

Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;

Người lao động làm việc không trọn thời gian (theo chế độ linh hoạt);

Trường hợp người lao động không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với bộ luật Lao động, cũng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Những ai phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2025? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc bổ sung các đối tượng trên đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động 2019, gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng này tham gia BHXH bắt buộc; thể hiện định hưởng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Tính đến tháng 7/2023, cả nước có khoảng 17,5 triệu người tham gia BHXH. Trong đó, số người BHXH bắt buộc với hơn 16 triệu người. Bộ LĐ-TB-XH dự kiến đối tượng được mở rộng có cơ hội tham gia BHXH khoảng 3 triệu người.

Quy định về thời gian làm việc đóng BHXH bắt buộc

Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014.

Bên cạnh đó tại Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT); bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

Tham gia BHXH bắt buộc hiện nay người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian quy định mới được xét hưởng các chế độ này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Syria diễn biến phức tạp: Nguy cơ rơi vào hỗn loạn và vai trò của Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel

Syria diễn biến phức tạp: Nguy cơ rơi vào hỗn loạn và vai trò của Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel

15/12/2024 11:05

Tình hình Syria đang diễn biến hết sức phức tạp, không loại trừ khả năng Syria sẽ lại rơi vào hỗn loạn như đã từng xảy ra ở một số quốc gia khác sau Mùa xuân Ả Rập.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top