"Thành công trông như thế nào khi phù hợp với lợi ích của Mỹ? Làm thế nào để Mỹ kết thúc xung đột? Ai sẽ tham gia cùng với Mỹ? Làm thế nào để chúng ta đưa tất cả các bên vào bàn đàm phán và khuôn khổ cho một thỏa thuận hòa bình là gì? Đó là những điều chúng tôi đang cân nhắc", ông Waltz nói.
Ông Waltz cũng cho biết thêm rằng kể từ khi ông Trump tái đắc cử, nhóm cố vấn của ông đã liên lạc với các đối tác châu Âu và Ukraine về thảo luận cách chấm dứt cuộc chiến này "theo cách khôi phục sự ổn định và tạo ra một kết thúc vĩnh viễn chứ không chỉ tạm dừng xung đột".
Khi được hỏi liệu chính quyền ông Trump sắp tới có dự định hạn chế cách Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ hay không, ông Waltz cho biết "một tấm séc trắng không được xem là một chiến lược", đồng thời tán cho biết "đây không phải là một cuộc chiến mà Mỹ muốn dính líu nhiều".
Ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga-Ukraine ngay sau khi đắc cử nhưng không tiết lộ chi tiết về cách thức đạt được mục tiêu. Một số ý tưởng được nhóm cố vấn của ông đưa ra bao gồm trì hoãn việc Ukraine gia nhập NATO để đổi lấy vũ khí viện trợ trong khi đóng băng xung đột dọc theo các tuyến đầu hiện tại.
Ông Trump gần đây đã chỉ trích chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Bien vì quyết định của cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS. Tổng thống Mỹ đắc cử cho biết ông không có kế hoạch "bỏ rơi" Ukraine, mà thay vào đó sẽ tận dụng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine để buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống đắc cử Trump đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris vào ngày 7/12 để thảo luận về xung đột hiện nay. Cuộc thảo luận không rút ra thêm bất kỳ chi tiết mới nào về một thỏa thuận hòa bình. Ông Trump vẫn lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, trong khi ông Zelensky nhấn mạnh sự cần thiết của các đảm bảo an ninh dành cho Kiev.