Truyền thông Trung Quốc đưa tin, hai cô sinh viên có tên Lã Dịch Tân và Vũ Thiên Nhất, hiện đang theo học tại Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc tại Chiết Giang đã thành công cứu sống được một người bị điện giật.
Hiện trường hai cô nữ sinh cấp cứu cho nạn nhân vị điện giật
Vào khoảng 18h ngày 13/6, khi đó ngoài trời đổ mưa lớn, Lã Dịch Tấn đang ở ký túc xa để bàn việc tổ chức lễ tốt nghiệp sắp tới. Khi cuộc họp còn chưa kịp bắt đầu thì cô nghe thấy có tiếng người kêu cứu, biết được có người bị điện giật, cô nữ sinh đã vội chạy đễn chỗ người gặp nạn. Cùng lúc đó, Vũ Thiên Nhất, sinh viên chuyên ngành hộ sinh tình cờ có mặt ở hiện trường cũng vội vã đến cứu người.
Mặc cho ánh mắt nghi ngờ của mọi người xung quanh, Lã Dịch Tân và Vũ Thiên Nhất bình tĩnh giải tán đám đông, cùng phối hợp cấp cứu cho nạn nhân.
Hai cô sinh viên nhỏ bé thực hiện 30 lần ép ngực, 2 lần hô hấp nhân tạo, nạn nhân khi đó vốn đã mất nhịp tim cuối cùng cũng có phản ứng, mí mắt nhấp nháy mở ra. Họ liên tục nói chuyện để nạn nhân giữ được sự tỉnh táo và thực hiện tiếp các thao tác sơ cứu. Xe cấp cứu cùng nhân viên y tế đã có mặt tại hiện tường sau 15 phút để đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Đến 19h30, hai cô gái nhận được tin bệnh nhân đã an toàn, họ mới thở phào nhẹ nhõm trở về phòng.
"Tuần này chúng tôi sẽ chụp ảnh tốt nghiệp, sẽ rời khỏi ký túc xá mà chúng tôi đã sống trong suốt nhiều năm nay. Trước khi tốt nghiệp, không ngờ chúng tôi có thể cứu được người bằng những kiến thức mình đã học. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc", hai nữ sinh không giấu nổi xúc động.
Sự bình tĩnh và quyết đoán của Lã Dịch Tân và Vũ Thiên Nhất đã nhận được đông đảo lời khen của dư luận. Qua sự việc này, mọi người cũng nhận ra tầm quan trọng của biện pháp hồi sức tim phổi. Thực hiện hồi sức tim phổi hiệu quả cho nạn nhân trong 4-6 phút đầu tiên có thể cứu thoát họ khỏi "lưỡi hái tử thần". Thêm một người được sơ cứu kịp thời thì sẽ có thêm một người nữa có thể được sống sót.
Cách hồi sức tim phổi theo hướng dẫn của bác sĩ: Đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân. Dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.
Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2-3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10-15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Bất động, cố định tốt chi bị tổn thương và cột sống. Sau khi cấp cứu nếu tim đập trở lại, nạn nhân hít thở tự nhiên thì khẩn trương chuyển đến bệnh viện.