Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước

Quang Huy |

Quần đảo Falkland nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 460 km. Falkland là lãnh thổ tự trị của Anh với thủ phủ là Stanley.

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 1.

Ngày hôm sau, hải quân Argentina tiếp tục đánh chiếm Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. Chiến dịch đổ bộ mang tên Rosario của Argentina thực tế diễn ra nhanh chóng khi lực lượng vũ trang của Anh tại Falkland nhận thấy rõ sự chênh lệch lực lượng giữa hai bên nên chỉ huy quân Anh đã ra lệnh không kháng cự và đầu hàng. Tổng cộng có 107 người bị bắt làm tù binh, trong đó có 91 nhân viên quân sự và 18 nhân viên dân sự. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 2.

Ngày 05/04/1982, Tàu sân bay HMS Invincible rời cảng Portsmouth tiến về phía Nam Đại Tây Dương. Đây là một phần của lực lượng đặc nhiệm hải quân Anh. Lực lượng này nhanh chóng được tập hợp sau quyết định tham chiến của chính phủ bà Thatcher với khoảng 127 tàu các loại, bao gồm: 43 tàu chiến, 22 tàu hậu cần hải quân và 62 tàu thương mại được trưng dụng. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 3.

Công tác huấn luyện được thực hiện ngay trong suốt chuyến hải trình. Khoảng 27.000 binh sỹ, 5.000 tấn thiết bị và 70 máy bay được vận chuyển đến quần đảo Falkland. Ngày 25/04/1982, quân đội Anh thực hiện chiến dịch Paraquet đánh chiếm lại đảo Nam Georgia. Chiến dịch nhanh chóng kết thúc với phần thắng nghiêng về quân đội Anh, hải quân Argentina có 1 binh sỹ bị thiệt mạng và mất 1 tàu ngầm trong chiến dịch này. Phía quân Anh mất 2 máy bay trực thăng nhưng không có binh sỹ thiệt mạng. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 4.

Ngày 02/05/1982, Lực lượng đặc nhiệm hải quân Anh gồm 1 tàu chiến và 1 tàu ngầm hạt nhân HMS Conqueror đã sớm đụng độ trong khu vưc lân cận Flaklands. Tàu ngầm hạt nhân HMS Conqueror đã đánh chìm tàu tuần dương hạng nhẹ ARA General Belgrano của Argentina. 323 thủy thủ của tàu G. Belgrano đã thiệt mạng (chiếm gần một nửa số binh lính Argentina hy sinh trong cuộc chiến) (Ảnh belgranoinquiry.com )

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 5.

Khi cuộc chiến Falkland nổ ra, Argentina sở hữu lực lượng không quân mạnh nhất châu Mỹ Latinh, với hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có hơn 100 chiến đấu cơ khá hiện đại vào thời đó là 14 chiếc Super Étendard và các máy bay như A4 Skyhawk. Việc này khiến cho Hải quân Anh dè dặt trong tác chiến. (Ảnh AP)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 6.

Hải quân Anh sớm nhận tổn thất khi chiến hạm HMS Sheffield bị đánh chìm ngày 04/05/1982 do tên lửa Exocet gây ra.Việc này khiến cho quân đội Anh dè dặt và tiến hành nhiều nhiệm vụ nhằm tiêu diệt các máy bay của Argentina nhưng bất thành. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 7.

Ngày 01/05/1982, quân đội Anh thực hiện cuộc tập kích "Black Buck 1" vào sân bay Stanley. Máy bay ném bom chiến lược Vulcan được sử dụng trong cuộc tấn công này. Ba trong số năm phi vụ thuộc cuộc tập kích này đã khiến cho lực lượng không quân Argentine trên Falkland tê liệt, không những vậy nó còn khiến cho Argentina lo lắng một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom vào Buenos Aires. Vì vậy một lực lượng lớn tiêm kích được điều động về bảo vệ thủ đô. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 8.

Ngày 21/05/1982, Khoảng 4.000 binh sỹ được đổ bộ lên San Carlos. Các cuộc đổ bộ gần như không gặp bất kỳ sự kháng cự nào đáng kể từ phía Argentina. Tuy vậy, trên không và trên biển, máy bay trực thăng và tàu chiến của Anh đã bị đối phương tấn công. HMS Ardent bị bắn trúng và chìm vào ngày hôm sau. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 9.

Ngày 24/05, chiến hạm HMS Antelope bị bắn chìm (Ảnh) và ngày hôm sau, tàu vận tải SS Atlantic Conveyor cũng bị tên lửa Exocets AM39 bắn chìm cùng với nhiều trang thiết bị quân sự và một số máy bay trực thăng Chinook. Đây là một tổn thất không hề nhỏ về hậu cần của quân đội Anh, việc này khiến cho các binh lính anh phải hành quân bộ trong suốt cuộc chiến. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 10.

SS Atlantic Conveyor là một trong sáu tàu container được hải quân Anh trưng dụng cho cuộc chiến Falkland. Sau khi đến đảo Ascension - một căn cứ hậu cần chiến lược của Anh trong cuộc chiến này - SS Atlantic Conveyor tiếp nhận 11 máy bay Harrier để vận chuyển tới Falkland. Những chiếc máy bay này đã kịp bổ sung cho các tàu sân bay Anh trước khi tàu SS Atlantic Conveyor bị đánh chìm. (Ảnh AP)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 11.

Ngày 27/05, sau khi chiếm được San Carlos, lực lượng thủy quân đánh bộ Anh khoảng 500 lính được sự yểm trợ từ pháo hạm HMS Arrow và lực lượng pháo binh Hoàng gia đã tấn công Darwin và Goosen Green. Cuộc chiến diễn ra cam go và kéo dài suốt đêm và đến ngày hôm sau, quân Anh đã chiến thắng trận chiến. 17 lính Anh và 47 lính Argentina đã thiệt mạng. 961 binh lính Argentina bị bắt làm tù binh. Trung úy Chỉ huy Dante Camilette của Thủy quân lục chiến Argentina bị bắt giữ, ngày 27/5/1982. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 12.

Hơn 2 tháng giao chiến đẫm máu kéo dài 74 ngày, mặc dù không quân Argentina đã gây nhiều thiệt hại cho quân đội Anh, nhưng ngược lại quân Anh đã bắn hạ hoặc tiêu diệt trên mặt đất 1/3 số máy bay chiến đấu của Argentina. Xung đột được kết thúc khi Argentina tuyên bố đầu hàng vào ngày 14/6/1982, quần đảo trở lại dưới quyền kiểm soát của Anh Quốc. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 13.

Cuộc chiến này đã khiến cho 907 người thiệt mạng. Trong đó, con số bên Argentina là 649 người. Bên phía Anh, có 255 binh lính và sĩ quan thiệt mạng. Ngoài ra, còn có 3 thường dân tử nạn trong cuộc chiến này. Số người bị thương lên tới 1.188 (phía Argentina) và 777 (phía Anh). Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, còn phía Anh chỉ có 115 người. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 14.

Sau cuộc chiến, quan hệ giữa 2 nước vẫn còn rất căng thẳng, cả 2 bên đều ra sức củng cố chứng lý và tiếp tục đòi chủ quyền đối với quần đảo có vị trí quan trọng này. Chính phủ Argentina vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1997, nước này coi đây là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 15.

Anh cũng tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình với quần đảo nằm cách lục địa nước mình tới hơn 8000 hải lý (hơn 14.500km). Cả hai bên đều khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình và không từ bỏ tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Vì vậy, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo được đánh dấu như lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước. (Ảnh Imperial War Museum)

Nhìn lại cuộc chiến Falkland 37 năm trước - Ảnh 16.

10 năm sau cuộc chiến, Cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đến thăm Falkland, nơi mà sau ngày bà mất người dân trên đảo chọn 1 ngày kỷ niệm trong năm gọi là "Ngày Thatcher". "Bà ấy sẽ được nhớ mãi ở đây vì sự quyết đoán của bà ấy trong việc điều lực lượng quân đội đến giải cứu chúng tôi sau cuộc tấn công của Argentina vào năm 1982" - Mike Summers, đại diện Hội đồng lập pháp quần đảo Falkland nói. (Ảnh The Guardian)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại