Sụp đổ hiệp ước hạt nhân: Đường đua vũ khí giữa Nga –Mỹ đáng sợ đến mức nào?

Hồng Nhung |

Mối đe dọa về hiểm họa hạt nhân giữa Nga và Mỹ trong tương lai cùng với đó là chiến lược mới của Moscow tại châu Phi.

Mỹ - Nga tiếp tục trên đường đua vũ khí hạt nhân?

Hãng Reuters trích dẫn một nghiên cứu vào ngày 1/4 cho biết, sự sụp đổ hiệp ước kiểm soát vũ khí của Nga và Mỹ (INF) sẽ khiến cho mọi việc trở nên khó khăn hơn và thúc đẩy khả năng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của hai quốc gia này.

Sự sụp đổ Hiệp ước New START có thể làm suy yếu niềm tin vào Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, kêu gọi các quốc gia hạt nhân như Mỹ và Nga nỗ lực giải trừ hạt nhân, cũng như ảnh hưởng đến vị thế hạt nhân của Trung Quốc.

Nghiên cứu là một cuộc kiểm tra công khai toàn diện nhất cho đến nay sau hậu quả của sự sụp đổ Hiệp ước New START. Điều này lập luận cho việc gia hạn Hiệp ước 2011 nhưng có thể được gia hạn thêm vài năm nữa nếu cả hai bên thống nhất.

Chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc việc có nên tiếp tục gia hạn hiệp ước hay không. Tổng thống Trump cho rằng đây là thỏa thuận tồi tệ trong khi Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cũng lên tiếng phản đối. Nga cho rằng nên chuẩn bị cho việc gia hạn Hiệp ước New START nhưng vẫn muốn thảo luận điều này với Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận trước điều này.

Tổng thống Trump cho rằng, Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung 1987 trừ khi Moscow kết thúc các vi phạm được cáo buộc. Nga bác bỏ vi phạm hiệp ước INF.

Hiệp ước New START yêu cầu Mỹ và Nga nên cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống ít hơn 1550 – mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, hạn chế các hệ thống phân phối, bao gồm tên lửa tàu ngầm và bom hạt nhân.

Hiệp ước cũng bao gồm các biện pháp minh bạch mỗi bên, cho phép tiến hành 10 cuộc kiểm tra tại các căn cứ hạt nhân chiến lược mỗi năm đồng thời phải thông báo trước 48 giờ khi tiến hành các tên lửa mới.

Cả hai bên phải trao đổi dữ liệu liên quan đến các đầu đạn hạt nhân chiến lược, các bệ phóng và vũ khí phân phối.

Tất cả những điều này sẽ kết thúc nếu hiệp ước sụp đổ.

Động thái của Trung Quốc

"Cho dù cả hai nước không ở cùng mức độ tự tin trong quá trình kiểm soát các đầu đạn hạt nhân nhưng kế hoạch tồi tệ cũng có thể mang đến kết quả.

Khả năng gia tăng giữa lực lượng lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ và Nga sẽ thúc đẩy sự ngờ vực và chuyển hướng nhận thức về chiến lược, ý định và nhận thức", hãng Reuters trích dẫn lời ông Vince Manzo viết trong nghiên cứu.

Mà không có bất kỳ dữ liệu nào thì Mỹ sẽ phải phân phối các vệ tinh giám sát chặt chẽ hơn đối với Nga và ít hơn với Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.

Về phía Trung Quốc, giới quan sát cho rằng điều này không thể phỏng đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi Hiệp ước New START sụp đổ. Nghiên cứu dự đoán khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng năng lực hạt nhân.

Nếu không có sự hạn chế hiệp ước lực lượng hạt nhân giữa Mỹ và Nga thì Trung Quốc có thể tiếp tục nhìn thấy mối nguy hiểm có thể xảy ra.

Trước các mối đe dọa về tiềm lực hạt nhân của Moscow và Mỹ, Trung Quốc có thể nâng cấp kho vũ khí lớn hơn và xem đây là điều quan trọng. Bắc Kinh cũng có thể nhấn mạnh đến khả năng thúc đẩy vũ khí hạt nhân.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các bước nỗ lực cho Mỹ và Nga để giảm các rủi ro từ sự sụp đổ Hiệp ước hạt nhân. Điều này gợi ý rằng, Washintgon nên đề xuất trao đổi thông tin vũ khí hạt nhân thường xuyên và tham gia đối thoại với Bắc Kinh.

Bước chân Nga mở rộng châu Phi

Tờ New York Times cho rằng, Nga liên tục thúc đẩy các nỗ lực mở rộng ảnh hưởng quân sự tại châu Phi, cảnh báo các quan chức phương Tây trong các thương vụ vũ khí gia tăng, thỏa thuận an ninh và chương trình huấn luyện tại các quốc gia này.

Việc mở rộng quân sự của Moscow phản ánh tầm nhìn mở rộng của Tổng thống Putin về chiến lược của Nga. Tuy nhiên, điều này cũng minh họa rằng chiến lược cơ hội của Nga nhằm thu được lợi ích tại châu Phi.

"Nga đang gia tăng thách thức và định hướng quân sự tại châu Phi", tướng Thomas D. Waldhauser – người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Phi của Lầu Năm Góc cho biết tại Quốc hội hồi tháng Ba.

"Moscow và các đối tác quân sự tư nhân liên tục thúc đẩy lan rộng ảnh hưởng các châu lục.

Điều này là mối đe dọa đối với các khu vực xung đột hiện tại", ông Judd Devermont, giám đốc chương trình châu Phi tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington cho biết.

Nhà Trắng cũng thúc đẩy các chính sách an ninh và kinh tế đối với châu Phi, bao gồm các kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các dự án tại châu lục này.

Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Lầu Năm Góc đã thay đổi phần nào chiến lược, tập trung đối phó với các thách thức toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Nga và tổ chức khủng bố.

Vào tháng 12, ông John R. Bolton – Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump đã mô tả chiến lược mới tại châu Phi giống như một cuộc cạnh tranh siêu cường lớn và đối phó với Trung Quốc và Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại